Thông tin điểm báo ngày 13/12
Đăng ngày 13-12-2017 10:46, Lượt xem: 133

Thông tin về tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng được các báo, đài tập trung đưa tin vào ngày hôm qua (12/12) và hôm nay (13/12).

          1/ Thông tin về Tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng, các báo, đài có các tin, bài:
Báo Đà Nẵng: Quyết tâm phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin trong nhân dân

Ngày 12-12, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị Đà Nẵng gồm: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa; Phó trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn; Giám đốc Sở Tư pháp Võ Thị Như Hoa, buổi sáng tiếp xúc cử tri (TXCT) quận Sơn Trà, buổi chiều TXCT quận Cẩm Lệ. Cùng ngày, các ĐBQH: Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Thanh Khê Nguyễn Thanh Quang; Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thị Kim Thúy; Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến, buổi sáng TXCT quận Liên Chiểu, buổi chiều TXCT quận Ngũ Hành Sơn.

  2/ Hội thảo “Xây dựng lối sống Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn”

VTV 8: Đà Nẵng xây dựng lối sống văn minh, hiện đại, nhân văn

Tuy vẫn chưa hết tính chất quá độ từ nông thôn sang thành thị nhưng lối sống đô thị tại Đà Nẵng đang ngày càng đa dạng, biến đổi nhanh hơn, phức tạp hơn theo chiều hướng hiện đại, hội nhập, trong đó cũng chứa đựng cả những yếu tố tích cực và xu hướng tiêu cực.

Tại hội thảo "Xây dựng lối sống Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn", các đại biểu tập trung nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng lối sống Đà Nẵng qua 20 năm theo 3 khu vực dân cư nông thôn, ven biển và nội thị; làm rõ các giá trị đạo đức, văn hóa đặc trưng; dự báo xu hướng biến đổi lối sống Đà Nẵng, đồng thời các học giả cũng thảo luận về sự cần thiết và phương thức tổ chức nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí "thành phố đáng sống". Những nghiên cứu và tham luận tại hội thảo sẽ góp phần hình thành nhiều giải pháp để xây dựng lối sống người Đà Nẵng văn minh, hiện đại và nhân văn.

Báo Đà Nẵng: Xây dựng lối sống Đà Nẵng đầy tính nhân văn

Lối sống tại Đà Nẵng đang trong quá trình không ngừng tiếp biến, loại trừ, bổ sung, tiếp nhận và tự tìm kiếm sự phát triển. Vì thế, cần xác định rõ các giá trị đạo đức, văn hóa đặc trưng của Đà Nẵng để hình thành hành vi ứng xử văn minh, hiện đại, đầy tính nhân văn, xây dựng, phát triển Đà Nẵng theo chiều sâu…

Đề nghị xây dựng tượng đài 3 nhân vật lịch sử

Tại hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị Đà Nẵng nên xây dựng tượng đài 3 nhân vật lịch sử gồm: vua Trần Nhân Tông, người đầu tiên có cái nhìn mẫn tiệp về vị trí xung yếu của đèo Hải Vân, được xem là phên giậu toàn bộ khu vực vịnh Đà Nẵng nói riêng, phía nam nói chung.

Vua Minh Mạng, chỉ trong vòng 12 năm đã 3 lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn, xây dựng hai con đường lên núi và các ngôi chùa, đền thờ tại đây. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh, người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Quảng Nam và Đà Nẵng, là “kiến trúc sư trưởng” của phong trào Duy Tân với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Trọng tâm của phong trào đặt vào sự đổi mới tri thức, từ bỏ cái học cũ và những tri thức lỗi thời cổ xưa để hướng tới nền Tây học trong khoa học kỹ thuật, văn minh mà cho đến ngày nay điều này vẫn còn nguyên tính thời sự trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.

3/ Về lĩnh vực bất động sản, nhà ở các báo có tin, bài:
Báo Kinh tế Đô Thị:
Đà Nẵng: “Hậu APEC” bất động sản du lịch bùng nổ
“APEC đã để lại cho Đà Nẵng một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồ sộ, từ các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cho đến hệ thống giao thông đi lại, giúp cho năng lực dịch vụ của TP này tăng lên theo cấp số nhân so với trước kia”, GĐ phát triển Dự án (Cty Quản lý Du lịch cấp cao Châu Á) - ông Nguyễn Văn Hưng phân tích.

Báo điện tử Xây dựng:
Đà Nẵng: Tiếp tục triển khai chương trình phát triển nhà ở cho người dân
Tiếp nối thành công của Chương trình có nhà ở cho người dân được Đà Nẵng triển khai từ năm 2005 đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, người nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên... Chương trình phát triển nhà ở cho người dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chính thức được HĐND TP Đà Nẵng thông qua.
…...

Để Chương trình phát triển nhà ở của thành phố được thành công, Đà Nẵng sẽ đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian xét duyệt các dự án phát triển nhà; tạo điều kiện về thủ tục trong cấp phép xây dựng, giảm thiểu thủ tục, thời gian và các loại phí, lệ phí; có những có cơ chế ưu đãi về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuân lợi nhất cho người dân khi mua, thuê, thuê mua NƠXH xa khu vực trung tâm; dần dần xã hội hóa công tác phát triển và quản lý nhà ở; thực hiện xã hội hóa công tác quản lý vận hành đối với nhà chung cư được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Trong năm 2018, TP Đà Nẵng sẽ thực hiện rà soát quy hoạch sử dụng đất trong đó chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở đặc biệt là NƠXH.

          4/ Giáo dục, Xã hội, an ninh trật tự:
Báo Đà Nẵng: Bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin

Ngày 12-12, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, nhiệm kỳ 2017-2022.

Theo đó, PGS.TS Huỳnh Công Pháp - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (ĐHĐN) được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (ĐHĐN) nhiệm kỳ 2017-2022, thay cho TS. Trần Tấn Vinh - nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (ĐHĐN) đã hết tuổi làm công tác quản lý.

TS. Cao Xuân Tuấn (Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (Đại học Đà Nẵng) nhiệm kỳ 2017-2022.

Báo Thanh Niên: Cô bé lớp 6 hai lần bị bỏ rơi

Đó là em Nguyễn Thị Ngọc Quyên, 13 tuổi, học sinh lớp 6/8 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Đà Nẵng.

Quyên bị bỏ rơi khi mới chào đời. Sau đó, khi vừa tròn tháng, Quyên được một gia đình ở P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng nhận làm con nuôi…

Hơn 1 năm trước, do làm ăn thua lỗ, bị vỡ nợ, bố mẹ nuôi của Quyên phải rời khỏi địa phương, để Quyên ở lại với người con trai lớn của họ. Do không thuận với vợ chồng người anh nuôi, không lâu sau đó Quyên buộc phải rời nhà bố mẹ nuôi, ra ngoài xin làm thêm ở một quán phở tại P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu. Tại đây, em đã phải làm việc từ 4 giờ sáng đến hơn 11 giờ đêm để nuôi sống bản thân và có chỗ ăn, nghỉ.

HỘI AN

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT