Thành phố, niềm tự hào của người dân

Ban tổ chức giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á” chọn chủ đề cho giải thưởng năm nay (2013) là “Thành phố, niềm tự hào của người dân”. Giải thưởng được xây dựng nhằm vinh danh những thành phố, vùng miền, dự án… được xem là điển hình trong kiến thiết cảnh quan. Nhưng có lẽ điều khiến thành phố Đà Nẵng đạt giải thưởng không chỉ là thành tựu về xây dựng hạ tầng, kiến thiết cảnh quan, bảo vệ môi trường mà chính là sự tự hào của người dân về thành phố, về những gì chính quyền thành phố đã làm để cuộc sống người dân ngày một tốt hơn.

Ban tổ chức giải thưởng “Phong cảnh thành phố châu Á” chọn chủ đề cho giải thưởng năm nay (2013) là “Thành phố, niềm tự hào của người dân”. Giải thưởng được xây dựng nhằm vinh danh những thành phố, vùng miền, dự án… được xem là điển hình trong kiến thiết cảnh quan. Nhưng có lẽ điều khiến thành phố Đà Nẵng đạt giải thưởng không chỉ là thành tựu về xây dựng hạ tầng, kiến thiết cảnh quan, bảo vệ môi trường mà chính là sự tự hào của người dân về thành phố, về những gì chính quyền thành phố đã làm để cuộc sống người dân ngày một tốt hơn.

Mỗi một ngày trôi qua, ở đâu đó người ta vẫn nói về những điều chính quyền đã làm cho người dân, về những giá trị nhân văn của thành phố này. Chuyện ghi sau đây thêm một lần nữa khắc họa thêm cho những gì chính quyền thành phố đã làm cho người dân, cho những giá trị nhân văn của thành phố này.

Lợi cho dân thì làm, lo cho dân trước khi lo cho mình

Cơn siêu bão Hải Yến đi qua được chục hôm, chúng tôi có dịp gặp nhau, một người bạn đã kể cho một anh bạn là lãnh đạo cấp Sở ở địa phương Q nghe về kinh nghiệm chống bão của Đà Nẵng, về cách người Đà Nẵng phòng, chống bão. Trong câu chuyện hôm ấy, điều làm anh bạn ở địa phương Q ngạc nhiên, ấy là một số phường ở Đà Nẵng đã đi chở cát về đổ tại một số khu vực trên địa bàn để người dân đến cho vào bao đem về chằng mái tôn. 

Anh bạn ở địa phương Q nói hay quá, người dân Đà Nẵng sướng thật, cái này chắc là có chủ trương, chỉ đạo từ bên trên. Thật ra, tôi cũng không biết rõ, chỉ thấy trong bão ở phường T T và một vài phường khác, người dân đến bỏ cát vào bao rồi chở về và không phải trả tiền nên mới hỏi anh bạn Bí thư, Chủ tịch phường T T: chuyện đó là sao anh. Và được nghe câu trả lời từ anh: Chỉ đạo của lãnh đạo thành phố là phải lo tối đa cho dân, giảm đến tối thiểu các thiệt hại do bão. Còn chuyện này chúng tôi thấy người dân cần và lợi cho dân thì làm thôi. Chúng tôi cho chở 3 xe cát đổ tại 3 khu vực trên địa bàn phường để người dân lấy về.

Một triết lý thật đơn giản, cái gì lợi cho dân thì làm. 

Trong hôm chuẩn bị chống siêu bão, chúng tôi cũng có dịp đi với phường T P để vận động di dời người dân tránh bão. Trên đường đi, điện thoại đồng chí Bí thư phường reo, anh bắt máy trả lời, chúng tôi nghe tiếng vợ anh gọi anh về lo chằng cái mái tôn ở nhà. Trong tiếng gió, anh nói như quát, đang đi vận động dân di dời tránh bão rồi cúp máy.

Tôi hỏi anh sao không để anh em bên dưới đi, tranh thủ ở nhà lo chằng cái mái tôn. 

“Cái mái tôn hôm trước bão vào cũng đã ghé thăm, cũng đã rêm rêm rồi nhưng bữa nay bão lại vào, người dân còn chưa di dời hết. Mình làm lãnh đạo không làm rứa được anh, để lo cho dân xong, ổn thỏa rồi tranh thủ về chằng lại cái mái tôn cũng được còn không thì để vậy, chứ giờ biết làm sao anh”, anh nói mà như trải lòng mình trong tiếng gió, tiếng sóng vỗ nơi đầu sông cuối biển.

 

Ở Đà Nẵng ni sướng thật, chính quyền ni đã thiệt:

Từ ngày nghỉ theo chế độ mất sức, anh Phúc làm thêm công việc phổ thông ở một công ty tư nhân để thêm thu nhập trang trải cho gia đình 3 thế hệ sống trong căn nhà nhỏ ở con hẻm nhỏ gần chợ Mới với diện tích chưa đầy 40m2 và thuốc men, bồi bổ cho người vợ bị K (ung thư) nhiều năm nay.

Một dịp tình cờ gặp, anh kể với tôi về gia đình mình, về nỗi vất vả khi có người nhà bị K. Cách đây đã 8 năm, dịp tình cờ vợ anh phát hiện bị K. Ngày đó muốn chữa trị phải đi thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc ra Huế mới đủ điều kiện khám chữa bệnh. Cũng may là bệnh ở giai đoạn đầu, bác sỹ bệnh viện Đà Nẵng khuyên anh đưa chị ra Huế để chữa. Hai vợ chồng chở nhau băng đèo ra Huế chữa trị, anh thường xuyên đi đi về về giữa Đà Nẵng – Huế để chăm sóc cho chị. Cũng may từ ngày ấy đến giờ, bệnh của chị cũng đã ổn. Gặp trúng cái món ni, đã khó còn khó hơn, anh chia sẻ.

Hôm rồi, gặp lại anh, được anh vui mừng thông báo bữa nay chị đã có bảo hiểm Y tế theo chủ trương của thành phố về cấp bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân bị K.

Trong niềm vui khó tả, bằng giọng Quảng hơi pha pha anh khẳng định với tôi, tui không phải người gốc ở đây nhưng những gì chính quyền thành phố này đã làm để phát triển thành phố, chăm lo cho người dân thì thật là đáng nể. Tui nói thiệt không có ở mô mà dân sướng như ở Đà Nẵng, chính quyền ni đã thiệt. Thử nhìn cái cách phòng chống bão, cái cách lo cho dân từ xây bệnh viện ung thư đến cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân bị bệnh ung thư là đủ biết.

Có lẽ cũng không cần nói thêm, chỉ những điều kể ở trên đã thấy quá hạnh phúc ở nơi ta đang sống, đã thấy Thành phố, sự tự hào của người dân. Và nói như nhà thơ Chế Lan Viên đó là: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT