Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 15)
Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.


Ngọn cao nhất 1152m (thuộc huyện Trà My), nơi bắt nguồn của sông Trạm đổ ra thung lũng hẹp xã Tiên Minh, huyện Tiên Phước. Một con suối khác đổ về phía đông thành sông Bến Ván đổ ra cửa An Hòa.


Làng
thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, địa bàn cư trú của dân tộc Cơ tu. Tháng 12/1942, Huỳnh Ngọc Huệ và Tố Hữu vượt ngục Đak Glei băng rừng về Quảng Nam, trên đường bị đói khát, được 2 anh em ông Deh đem về nuôi một thời gian, rồi cho người con gái dẫn đường đưa xuống đồng bằng.


Thôn
thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn, nơi có di tích cả ngàn mộ chum phân bố trên một dải đất rộng, dài khoảng 500m, được phát hiện vào năm 1997. Đây là di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh có niên đại thế kỷ I trước Công nguyên. Hiện vật sưu tập được gồm đồ gốm, đồ trang sức như khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú, vòng đeo tay.

Sen
Hầm
xe lửa xuyên núi Hải Vân. Đây là hầm dài nhất (562m) trong số 7 hầm xe lửa trên đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân.

Simhapura
Kinh đô
Chăm pa đặt tại khu vực Trà Kiệu (Duy Xuyên) từ thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 8. Simhapura trong tiếng Chăm có nghĩa là “Kinh thành Sư Tử”. Di chỉ này được các nhà khảo cổ học người Pháp là C.Paris và C.Lemire phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Cuộc khai quật với quy mô lớn do J.Y.Claeys thực hiện vào các năm 1927-1928 đã tìm thấy nhiều chứng tích quý giá, đặc biệt đã cho phép phác họa được quy mô của tòa thành cổ và xác định được Simhapura là kinh đô của vương quốc Chăm pa được bắt đầu xây dựng dưới triều vua Bhadravarman.


Sỏi
Dốc
dài hơn 2km, trên quốc lộ 1A, thuộc xã Tam Nghĩa, ranh giới tự nhiên giữa huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Sơn Cẩm Hà
Khu vực
gồm 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, được lực lượng Quốc dân đảng chủ trương ly khai chống Ngô Đình Diệm kéo nhau về đây lập căn cứ vào cuối năm 1955. Thế nhưng mưu đồ chống Diệm không thành, trước khi ra đầu hàng, bọn chúng đã bắt giết, khủng bố dã man những cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước. Từ tháng 3 đến tháng 12/1955 chúng đã giết, chôn sống 250 người tại nơi đây.

Sơn Trà
Núi
nằm trên bán đảo cùng tên, thuộc quận Sơn Trà, đoạn bờ biển dài 13,5km, có diện tích 4370ha, đỉnh cao nhất 613m, án ngữ phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, cùng với núi Hải Vân tạo cho vũng Đà Nẵng kín gió, thuận lợi trong việc neo trú tàu thuyền.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân Mỹ đã xây dựng trên đỉnh núi căn cứ rada rất lớn, được đặt tên là “Rada Vọng Hoa Lục.”
Sơn Trà được xếp vào danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta. Hệ thực vật có 289 loài, hệ động vật có gần 100 loài, trong đó có 8 loài quý hiếm cần bảo vệ. Lính Mỹ khi chiếm đóng đã gọi đây là Monkey Mountain (núi Khỉ), điều này nói lên phần nào số lượng phong phú của loài linh trưởng sống trên núi. Ca dao xưa:

Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm

Sơn Trà
Quận
thuộc thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định số 07/Cp của Chính phủ, ngày 23/1/1997 trên cơ sở diện tích và dân số các phường An Hải Tây, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang. Diện tích 59,72ha, dân số 96.756 người (1997)

 

Cổng TTĐT thành phố

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT