Niên biểu Quảng Nam- Đà Nẵng thế kỷ 18, từ tháng 1-1703 đến 29-7-1792

Tháng giêng âm lịch năm 1703

          Chúa Nguyễn ban hành chính sách thuế ruộng đất ở Đàng Trong trên cơ sở kết quả đã điều tra được từ năm 1669, bắt đầu thu thuế cả những ruộng mới khai hoang được đo đạc.

 Tháng 8 âm lịch năm 1725

Chúa Nguyễn Phúc Chu mất, con là Nguyễn Phúc Thụ (nhiều sách viết là Chú) lên thay.

 Tháng 4 âm lịch năm 1738

          Chúa Nguyễn Phúc Thụ mất, con là Nguyễn Phúc Khoát lên kế vị (tức Võ Vương). Nguyễn Phúc Khoát bắt nhân dân thay đổi phong tục, trang phục khác với Đàng Ngoài.

 Năm 1742

          Thương nhân Pháp là Piere Poivre thuộc công ty Đông Ấn Pháp lần đầu tiên đến Hội An để thăm dò thị trường. So với thương nhân Bồ Đào Nha và Nhật Bản thì người Pháp chậm chân hơn sau một thế kỷ.

 Năm 1744

          Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc ấn quốc vương, lên ngôi ở phủ chúa Phú Xuân. Trong văn thư vẫn dùng niên hiệu nhà Lê, nhưng với các nước thần phục thì xưng là Thiên vương.

          Phục Khoát bắt đầu đổi y phục, phong tục của dân, quy định lại triều phục văn võ.

 Tháng giêng âm lịch năm 1765

          Chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, con là Nguyễn Phúc Thuần kế vị (12 tuổi).

          Trương Phúc Loan làm Quốc phó ở Đàng Trong, chuyên quyền, bạo ngược, thâu tóm của cải và việc triều chính trong tay.

 Tháng 10 âm lịch năm 1771

Cuộc khởi nghĩa do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng phát từ ấp Tây Sơn (Bình Định), nên thường gọi là khởi nghĩa Tây Sơn.

 Tháng 5 âm lịch năm 1774

          Thống tướng Hoàng Ngũ Phúc đem quân Trịnh vào Đàng Trong đánh chúa Nguyễn, chiếm thành Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Thuần mang gia quyến cùng một số quân tướng chạy vào Quảng Nam.

 Tháng giêng âm lịch năm 1778

          Bắt đầu triều Tây Sơn (1778-1802).

          Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, đổi thành Đồ Bàn làm thành Hoàng Đế. Nguyễn Nhạc phong Nguyễn Lữ làm tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long nhương tướng quân.

 Ngày 19 - 1 năm 1785

          Trận Rạch gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyện Huệ đã diệt gần 2 vạn quân Xiêm.

 Năm 1786
- Tháng 6 âm lịch

          Nguyễn Huệ tiến quân ra Đàng ngoài, giương cao lá cờ “phù Lê diệt Trịnh” nên được nhân dân ủng hộ.

          Ngày 26-6, quân Tây Sơn vào Thăng Long, kết thúc nền thống trị của họ Trịnh xây dựng hơn 300 năm.

- Tháng 8 âm lịch

          Nguyễn Nhạc cắt đất từ đèo Hải Vân ra Nghệ An phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình vương; cắt đất Gia Định phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định vương; Nguyễn Nhạc tự xưng Trung ương Hoàng đế, đóng đô tại thành Trà Bàn (Bình Định).

 Ngày 28 - 11 - 1787

          Giám mục Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles với Bá tước De Montmorin, Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cho vua Pháp Louis XVI, trong đó, điều 3 và 5 có ghi rõ “nhường Côn Đảo và Hội An cho Pháp”.

 Năm 1788
- Ngày 7 - 9

          Nguyễn Ánh chiếm lại Sài Gòn lần cuối, đặt lại quan chế, định binh chính, chỉnh đốn việc cai trị, chấm dứt chủ quyền Tây Sơn trên phần đất này.

          Nguyễn Ánh chia đất Gia Định là 4 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh và Trấn Định.

- Tháng 10 âm lịch

          29 vạn quân Thanh chia làm 3 đạo do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta.

- Ngày 22 - 12 âm lịch

          Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung, ban lệnh xuất quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh.

 Ngày 5- 1 âm lịch năm 1789

          Dưới quyền chỉ huy của vua Quang Trung, chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh diễn ra cực kỳ nhanh chóng và oanh liệt. Vua Quang Trung dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long với chiếc áo bào “nhuộm đen khói thuốc súng” trong niềm hân hoan của nhân dân.

 Tháng 3 âm lịch năm 1790

          Ở phía Nam, Nguyễn Ánh sau khi chiếm lại Gia Định, cho lập Gia Định kinh, xây thành Bát Quái ở Tân Khai (cũng gọi là thành Quy) theo kiến trúc phòng thủ kiểu Vauban của Pháp.

 Ngày 29-7 âm lịch năm 1792

           Vua Quang Trung mất. Con trưởng là Quang Toản, 10 tuổi lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Công chúa Ngọc Hân làm bài văn nôm Ai tư vãn khóc vua Quang Trung.

Cổng TTĐT thành phố

 
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác