Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý ô nhiễm mùi và bụi của rác thải đô thị tại trạm ép rác
Đăng ngày 21-12-2017 09:42, Lượt xem: 746

I. THÔNG TIN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý ô nhiễm mùi và bụi của rác thải đô thị tại trạm ép rác

Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Phú

Cơ quan chủ trì:Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2011

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong rác thải đô thị các chất gây mùi độc hại thường là SOx, COx, NOx, H2S, NH3, CH3SH… Tại các nước phát triển để khử một chất (mùi) nào đó, người ta chọn 1 chất phù hợp hòa trộn trong dung dịch của nước (phương pháp hóa học) và bơm vào dòng khí bị ô nhiễm ở áp suất cao (khoảng 12at) tạo thành sương, qua hệ thống cảm biến để định lượng tự động hoàn toàn với hệ thống điều khiển PLC (programmable logic controller) và trung hòa qua quá trình hấp thụ (absorb), tạo ra chất thứ 3 trung tính không gây hại đến môi trường. Với việc áp dụng các phương pháp trên thì kết quả đạt được rất triệt để, nhưng chi phí cao, thường thì tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển nên họ chấp nhận được.

Còn tại nước ta, khắp nơi trên đất nước chủ yếu dùng chế phẩm EM và một số chế phẩm khác tương tự, để khử mùi hôi của nó (phương pháp vi sinh). Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm ngoài việc tiêu tốn chi phí cao vì nhập ngoại, nếu sử dụng để xử lý mùi cho các trạm trung chuyển rác vẫn còn nhiều bất cập trong việc vận chuyển tiếp tục lượng chất thải đến bãi chôn lấp rác tập trung. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có vài trạm dùng chất hấp phụ để xử lý mùi. Ở Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đề tài này trước đây đã áp dụng phương pháp xử lý mùi chủ yếu bằng chất hấp phụ và bụi bằng lực ly tâm trong ống xoáy nằm ngang (venturi) tại 7 điểm (vị trí), ởthành phố Hồ Chí Minh01 điểm và đã mang lại hiệu quả khá tốt.Trên cơ sở cải tạo hệ thống cũ, nhóm nghiên cứu mới đã nghiên cứu đề tài này để đưa ra phương pháp ưu điểm hơn không dùng chất hấp phụ, mà hoàn toàn bằng phương pháp vật lý, đó là: Chỉ có một phần các mùi hấp thụ qua nước, nước được đưa vào tâm guồng quạt theo lưu lượng nhất định để tán thành sương hòa trộn với dòng không khí bẩn nhằm mục đích hấp thụ mùi vào hạt nước li ti theo Định luật Fick, gia trọng cho hạt bụi để dễ tách chúng ra khỏi dòng không khí bẩn, phần còn lại của mùi được pha loãng khuếch tán đạt đến tiêu chuẩn qui định. Sau khi hạt bụi bị gia ẩm thì trọng lượng tăng lên và bị tách ra theo lực quán tính, khi nó đi qua chỗ đột mở làm giảm tốc độ hợp lý của dòng, va đập vào thành ống tạo dòng thoát ra ngoài, phần còn lại tiếp tục được ngưng tụ lại khi tới bộ tách sương (mist eliminator) và thoát ra ngoài.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Cải tạo thí điểm một hệ thống cũ để đánh giá mức độ giảm, sự tiêu hao năng lương điện, nước và không sử dụng chất hấp phụ nhưng vẫn đạt được các tiêu chuẩn mới về môi trường là: QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT. Đó là những mục tiêu rất cần thiết phải thực hiện trong thời điểm mà cả nước ta đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng điện trầm trọng, và nguồn tài nguyên nước ngọt đang dần cạn kiệt.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiêncứu

Hệ thống xử lý mùi và bụi tại Trạmtrung chuyển rác thải Hòa Thọ Tây- thuộc quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng.

2. Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thực tế Trạm trung chuyển rác thải Hòa Thọ Tây - thuộc quận Cẩm Lệ - Đà Nẵngvà nghiên cứu nguyên lý và thực trạng hoạt động của hệ thống cũ để xử lý mùi và bụi tại Trạm này. Từ đó tiến hành thiết kế, cải tạo lại hệ thống cũ và kiểm tra đánh giá so sánh lại sự hoạt động của hệ thống mới sau khi cải tiến.

3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết, thiết kế, cải tạo hệ thống, kiểm tra các thông số môi trường sau khi xử lý (lấy mẫu phân tích) nhằm đánh giá kết quả hệ thống xử lý, khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân xung quanh trạm ép rác sau khi áp dụng mô hình mới.


V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu nguyên lý, ưu nhược điểm của hệ thống xử lý mùi và bụi cũ hiện đang được sử dụng tại các trạm và đã nghiên cứu cải tạo lại hệ thống cũ thành hệ thống mới.
1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũ
2.Hệ thống mới được cải tạo
3. Vận hành hệ thống mới
4. Đánh giá hiệu quả của việc cải tạo

File đính kèm
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác