Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mô hình trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện
Đăng ngày 21-12-2017 09:43, Lượt xem: 1777

I. THÔNG TIN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mô hình trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thanh Sơn

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2014

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Khai thác nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời để bổ sung, thay thế một phần năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một nhu cầu thực sự cần thiết đối với mọi quốc gia. Ở Việt Nam trong định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia mà chính phủ đã đề ra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã chỉ rõ “phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050”. Các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ nguồn năng lượng mặt trời rất phong phú có thể khai thác hiệu quả để bổ sung cho nhu cầu tiêu thụ điện của các phụ tải điện.

Trong xu thế phát triển chung của Đà Nẵng, với mục tiêu trở thành thành phố môi trường vào năm 2020, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đã có, thành phố Đà Nẵng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Điều này đặt ra cho ngành Khoa học và Công nghệ nói chung và lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhằm đề ra những chính sách và giải pháp khả thi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố phát triển nhanh và bền vững. 

          Thành phố Đà Nẵng có số giờ nắng trung bình trong tháng là 177h và cường độ bức xạ trung bình là 4.89 kWh/m2/ngày. Như vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng được đánh giá là tương đối cao, phù hợp với việc định hướng ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời tại thành phố.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt thử nghiệm trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện tiêu thụ (cấp cho các cơ quan văn phòng và khu hành chính); Đánh giá độ ổn định của hệ thống, ảnh hưởng của mô hình đến lưới và phụ tải điện của hộ tiêu thụ; Xây dựng mô hình mẫu để nhân rộng trên địa bàn Đà Nẵng.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

          - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống sử dụng những tấm pin quang điện thu năng lượng mặt trời, thiết bị chuyển đổi nguồn thông minh từ DC sang AC tạo ra dòng điện 220V(dạng sóng sin chuẩn) cung cấp cho hộ tiêu thụ điện. Đề tài sử dụng công nghệ mới tạo ra dòng điện cung cấp trực tiếp cho hộ tiêu thụ không dùng ắc quy lưu trữ, khi nguồn điện tạo ra thiếu thì sẽ lấy bổ sung từ điện trên lưới để đưa vào sử dụng;

          - Đối tượng khảo sát: các cơ quan văn phòng và khu hành chính.

2. Phạm vị nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng mô hình điện mặt trời (ĐMT) sử dụng pin quang điện cho những phụ tải vừa và nhỏ quy mô văn phòng và khu hành chính. Hệ thống sẽ đảm bảo một phần điện sử dụng cho hộ tiêu thụ, phần thiếu sẽ cung cấp bổ sung từ lưới điện.

3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng;

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu phụ tải điện tại một số đơn vị (các cơ quan văn phòng và khu hành chính);

- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp, công nghệ nhằm khai thác nguồn năng lượng mặt trời để phát điện không dùng ắc quy trong các cơ quan văn phòng và khu hành chính;

- Nghiên cứu, thiết kế mô hình trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện tiêu thụ;

- Mời thầu cung cấp thiết bị, lắp đặt, vận hành mô hình trạm điện pin mặt trời quy mô nhỏ có nối lưới điện tiêu thụ (lắp đặt thử nghiệm tại Sở KH&CN);

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình đến lưới và phụ tải điện tiêu thụ;

- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát đánh giá nhu cầu phụ tải điện tại một số đơn vị
2. Nội dung khảo sát hiện trạng tiêu thụ năng lượng của một số cơ quan/văn phòng công sở của thành phố Đà Nẵng
3. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ điện mặt trời
4. Tính toán, thiết kế lắp đặt mô hình

File đính kèm
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác