Thông tin báo chí tuần thứ 41
Đăng ngày 15-10-2018 09:09, Lượt xem: 34

Lãnh đạo thành phố đối thoại với các hộ dân sống gần bãi rác Khánh Sơn, kết luận thanh tra hai nhà máy thép ở Đà Nẵng, sốt đất thất thường tại khu tái định cư 5 Hòa Liên, H.Hòa Vang, Đà Nẵng đưa ra hàng loạt giải pháp chống ô nhiễm tại các bãi tắm phía Đông thành phố, buộc khu du lịch xây dựng trái phép dừng hoạt động.. là những thông tin nổi bật, báo chí đăng tải trong tuần thứ 41/2018.

1/ Chiều 09/10 lãnh đạo thành phố đã có buổi đối thoại với các hộ dân sống gần bãi rác Khánh Sơn, các báo: Lao động, Thanh niên, Pháp luật TP.HCM,VTC NEW và nhiều báo khác đăng tải các bài viết liên quan đến vấn đề này:

- Đà Nẵng: Lộ trình đóng cửa bãi rác Khánh Sơn sẽ công bố vào cuối năm 2018 (Báo Đầu thầu)

+Trong buổi đối thoại với người dân khu vực bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu), ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, lộ trình đóng cửa bãi rác này sẽ được công bố vào cuối năm 2018.

- Đà Nẵng: Người dân yêu cầu di dời ngay bãi rác Khánh Sơn (Báo Thanh niên)

+Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng và các hộ dân sống gần bãi rác Khánh Sơn, người dân yêu cầu di dời ngay bãi rác.

- Phó chủ tịch Đà Nẵng: 'Bãi rác thối thế này, dân sao chịu được  (Mạng Zing.vn

+ "Bãi rác tồn tại nhiều năm, bốc mùi hôi thối, khiến người dân bức xúc. Thối thế này, dân sao chịu được, các cơ quan chức năng phải có biện pháp hạn chế ô nhiễm"

- Đà Nẵng: Lùi di dời bãi rác thêm 4 năm, dân mời lãnh đạo về ở vài ngày... "cho biết"(Báo Lao động)

+28 năm sống bên bãi rác thành phố, người dân Khánh Sơn nay vẫn phải tiếp tục đợi thêm 4 năm nữa. Nhiều người đánh tiếng “mời lãnh đạo thành phố xuống ở vài ngày cho biết chúng tôi đã sống như thế nào suốt 3 thế hệ” –  bà Nguyễn Thị Hạnh – người dân tổ 70 phường Hoà Khánh Nam, Đà Nẵng có ý kiến.

- Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường ở bãi rác Khánh Sơn (Báo Đà Nẵng)

+Chiều 9-10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì buổi đối thoại với người dân ở khu vực Đà Sơn và Khánh Sơn thuộc phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) về vấn đề ô nhiễm ở bãi rác Khánh Sơn.

2/ Thông tin về kết luận thanh tra hai nhà máy thép và sốt đất thất thường tại khu tái định cư Hòa Liên 5, H.Hòa Vang. Nội dung chi tiết, các báo đăng tải:

-Thanh tra hai nhà máy thép ở Đà Nẵng: Nhiều sai phạm từ quy hoạch đến quản lý về môi trường:

+Ngày 7/10, Thanh tra thành phố Đà Nẵng công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động và xử lý môi trường tại hai nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

+Việc Công ty CP Thép Dana - Ý và Cty CP Thép Dana - Úc chưa được Sở TN&MT xác nhận hoàn thành toàn bộ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trước khi đưa vào vận hành chính thức nhưng đã đưa vào hoạt động sản xuất từ 2008, 2009 đến nay là không đúng quy định.Về thực hiện quản lý chất thải nguy hại, Thanh tra Đà Nẵng đã chỉ ra một số tồn tại và vi phạm của hai nhà máy

+ Những sai phạm trên được cho rằng bắt nguồn từ những phê duyệt không đúng quy định của chính quyền Đà Nẵng cả về quy hoạch, bố trí cho thuê đất, cấp phép hoạt động... đã dẫn đến những hệ luỵ như hiện nay.

- Đột ngột “sốt” đất: Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo người dân thận trọng (Báo Lao động)

+Sáng 8.10, PV Báo Lao Động trở lại khu tái định cư (TĐC) 5 xã Hòa Liên TP. Đà Nẵng để tìm hiểu về cơn sốt giá đất đang rầm rộ tại nơi đây những ngày qua. Tại đây, giới “cò” đất và người mua xuất hiện ít hơn trước đó một ngày. Tuy nhiên, không khí mua bán cũng như giá đất ở đây còn rất cao, duy trì ở mức 1,2 tỉ đồng đến gần 1,5 tỉ đồng/nền và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 

- Bất thường cơn sốt đất Hòa Liên (Báo Pháp luật TP.HCM)

+Chỉ trong hai ngày, giá đất tại khu tái định cư Hòa Liên 5, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng tăng đột biến từ 800 triệu đồng/lô lên đến 1,7 tỉ đồng/lô.Ô tô xếp hàng dài nhiều km, người mua kẻ bán tấp nập như đi hội chợ là cảnh tượng khó tin xảy ra tại khu tái định cư (TĐC) Hòa Liên 5 những ngày gần đây. Giá đất cũng vì thế tăng phi mã, gấp đôi so với mức giá trung bình thời gian dài trước đó. Các chuyên gia lo ngại tình trạng bong bóng bất động sản đang quay trở lại và khuyến cáo người mua thận trọng kẻo “tiền mất tật mang”

- Đà Nẵng: Giá đất nền ở Hòa Liên "sốt" bất thường, người mua đông như đi chợ (Báo Người lao động)

+Sáng 8-10, quanh khu vực các khu tái định cư (TĐC) Hòa Liên 3, Hoà Liên 4 và Hòa Liên 5 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có rất đông người dân, nhân viên môi giới bất động sản… tập trung rất đông tại các văn phòng giao dịch đất nền để mua bán và ký gửi đất khiến giá đất tại khu vực này trở nên "sốt" một cách chóng mặt và bất thường.

- Sốt đất ảo ở khu vực Hòa Liên: Gom đất chờ giá lên (Báo Đà Nẵng)

+Ngày 8-10, theo ghi nhận của phóng viên, số lượng người đến các quầy, bàn giao dịch ở hai bên đường dẫn từ tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài vào Khu tái định cư (TĐC) Hòa Liên 5 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) đã thưa hơn so với 2 ngày cuối tuần (6 và 7-10)

+Qua tìm hiểu, các giao dịch chủ yếu là ký gửi và gom đất để chờ bán vào cuối tuần này (ngày 13 và 14-10). Tuy nhiên, mức giá ký gửi để nhờ bán các lô đất vẫn còn cao ngất ngưởng. 

- Đà Nẵng: Sốt đất Hòa Liên vì "tin đồn" di dời 2 nhà máy thép ô nhiễm (Báo Dân Việt)

+Trong khi chính quyền TP.Đà Nẵng đang tập trung xử lý sai phạm hành chính và ô nhiễm môi trường tại 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc thì giá đất quanh khu vực đã bị đẩy lên chóng mặt.Những ngày vừa qua, bên cạnh việc Thanh tra TP.Đà Nẵng công bố kết quả thanh tra tại 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) thì hàng trăm người đã rầm rộ kéo nhau về địa phương này để mua bán đất đai khiến giá đất ở đây tăng chóng mặt

3/ Trên nhiều trang báo đăng tải thông tin về việc UBND thành phố Đà Nẵng ra văn bản chỉ đạo các ngành chức năng xử lý ô nhiễm tại các cửa xả bãi tắm, thông tin chi tiết báo nêu:

+Hiện nay, hệ thống thoát nước ven biển của Đà Nẵng phần lớn sử dụng hình thức thoát nước nửa riêng (nước thải được thu gom qua giếng tách dòng CSO, chuyển về trạm XLNT để xử lý), một số khu vực vẫn xả trực tiếp ra môi trường.Đáng lo ngại nhất, thời gian qua, hệ thống xử lý nước thải ven biển đã quá tải cộng với việc nhiều doanh nghiệp lén xả thải trực tiếp ra biển khiến môi trường bị ô nhiễm nặng, người dân, du khách rất ngại hoặc không dám tắm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch 

+UBND thành phố vừa có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty thoát nước và xử lý nước thải và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý, có giải pháp khắc phục ô nhiễm các cửa xả thải tại các bãi tắm dọc tuyến biển Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp

+Trong đó. lưu ý rà soát, bổ sung hệ thống lược rác tự động, van lật tại một số cửa xả (Furama, Mỹ An, Mỹ Khê, An Đồn ...); kiểm tra và có biện pháp khắc phục tình trạng quá tải các trạm bơm nước thải, cần thiết thì bổ sung, thay thế các máy bơm không hiệu quả.Đồng thời, khắc phục tình trạng xuống cấp tuyến ống GID HDPE D200 chạy dưới vỉa hè phía Đông đường Hoàng Sa; và tăng cường công tác vệ sinh, nạo vét các cấu trúc tách dòng và các tuyến cống ven biển phía Đông.

+UBND thành phố cũng yêu cầu Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà…

4/ Trên Báo Tuổi trẻ, Báo Thế giới tiếp thị và các báo khác, đăng tải thông tin về Dự án khu du lịch, thể thao và giải trí biển do Công ty TM và DL San Hô Đà nẵng xây sựng sai phép, có nội dung:

+Dự án khu du lịch, thể thao và giải trí biển do Công ty TM và DL San Hô Đà nẵng làm chủ đầu tư tại đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, tổ chức thi công, xây dựng hàng chục phòng sai phép

+Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, Dự án Khu du lịch, thể thao và giải trí biển của Cty TM và DL San Hô Đà Nẵng chỉ được UBND thành phố ĐN cho phép đầu tư các hoạt động thể thao giải trí biển quốc tế. Không có các công trình khách sạn lưu trú. Và Sở Du lịch Đà Nẵng cũng chưa cấp phép cho hoạt động lưu trú.

+ Thực tế, khi PV vào vai du khách đến đặt phòng tại khu du lịch này, lễ tân ở đây giới thiệu phòng dơn và phòng đôi đều có giá 1,5 triệu đồng/đêm bao gồm ăn sáng. Nhân viên ở đây cũng dẫn khách đi kiểm tra thực tế gần 10 phòng “khách sạn” tại đây. Các phòng này được đầu tư xây dựng kiểu Villa và đều có hướng ra biển…

+ Khu du lịch có hàng loạt sai phạm như xả thải trực tiếp ra môi trường biển, xây dựng trái phép, cho thuê phòng lưu trú trái phép bị đình chỉ hoạt động kinh doanh. Ngày 6/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho hay đã yêu cầu Công ty cổ phần thương mại dịch vụ San Hô (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) dừng hoạt động kinh doanh lưu trú tại khu du lịch, thể thao, giải trí biển…

5/  Thông tin về An ninh trật tự, An toàn giao thông, môi trường và  các lĩnh vực khác:

- Tận tình với du khách

+Bất kể là ngày nghỉ, lễ, Tết hay giữa đêm khuya, mỗi khi nhận được điện thoại cần sự giúp đỡ của du khách trong và ngoài nước, các thành viên của Trung tâm Hỗ trợ du khách và Tổ Phản ứng nhanh du lịch thành phố đều nhanh chóng có mặt kịp thời.

- Cựu chiến binh tự quản, xóa “đường ngang tử thần”:

+Trong 5 năm qua, Hội CCB thành phố đã có nhiều mô hình, nhiều tấm gương CCB tiêu biểu, góp phần kéo giảm TNGT trên địa bàn. Ngoài mô hình CCB tự quản trạm gác chắn Km 781+545, Hội CCB thành phố cũng xây dựng các mô hình tự quản đảm bảo ATGT ở nhiều tuyến đường.

- Đà Nẵng: Xem xét trách nhiệm người đại diện vốn nhà nước tại Công ty MTĐT:

+ UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét trách nhiệm của Công ty CP Môi trường đô thị (MTĐT) Đà Nẵng, nhất là trách nhiệm, năng lực của người đại diện vốn Nhà nước tại Công ty này, trong việc quản lý, điều hành để xảy ra những bất cập kéo dài, chậm triển khai các giải pháp thu gom, xử lý rác, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người dân tại bãi rác Khánh Sơn.

- Lo sông 'nuốt' mất làng:

+ Mấy ngày qua, người dân thôn Quan Nam 3 (xã Hòa Liên, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) lo lắng trước tình trạng bờ sông Cu Đê sạt lở ngày càng nghiêm trọng.Sạt lở ăn sâu vào bờ 20 - 30 m, cuốn trôi hàng ngàn mét đất canh tác dọc 2 km bờ sông đi qua xã Hòa Liên.Nghiêm trọng nhất là khu vực có trụ điện cao thế vượt sông Cu Đê, hiện mép sông chỉ còn cách vài mét (trước đó cách hơn 50 m).

- Xử lý bất cập nút giao thông phía tây cầu Sông Hàn:

+Theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 2949/UBND-SGTVT ngày 24-4-2018, từ ngày 10-5, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố đã điều chỉnh việc tổ chức giao thông tại nút giao phía tây cầu Sông Hàn.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về an toàn giao thông (ATGT), gây không ít khó khăn cho các phương tiện lưu thông qua nút.

- Chuyển cơ quan điều tra vụ thông quan 30 xe nước ngoài của Hải quan Đà Nẵn

+ Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết cho thông quan 30 xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam không đúng quy định của pháp luật đã được gửi sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vào ngày 20.9.

- 9 tháng, xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông:

+ Ngày 5-10, Ban An toàn giao thông thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) 9 tháng đầu năm 2018 và sơ kết phương án phân luồng xe khách trên 30 chỗ khu vực trung tâm thành phố. Theo Ban ATGT thành phố, 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ làm chết 43 người, bị thương 42 người, giảm 11 vụ, 4 người chết, 2 người bị thương so với cùng kỳ năm 2017.

- Kiểm soát chặt xe quá tải:

+Hiện nay, các lực lượng chức năng của thành phố đang đẩy mạnh các biện pháp nhằm xử lý tình trạng nhiều xe quá tải đang ngày đêm hoạt động lén lút trên những tuyến đường trọng điểm như: quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, đường tránh nam Hải Vân - Túy Loan, ĐT 601, Hoàng Văn Thái…

ANH TRỊNH

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT