Thông tin báo chí ngày 06/12
Đăng ngày 06-12-2018 08:56, Lượt xem: 36

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày 06/12

1/ Liên quan đến việc thi tuyển công chức thành phố năm 2018, nhiều trang báo đưa tin:

- Có dư luận phản ánh, Đà Nẵng chấm lại bài thi tuyển công chức: (Báo Giáo dục VN)

+ Ngày 5/12, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, Hội đồng thi tuyển công chức đã thống nhất quyết định chấm lại toàn bộ bài thi viết (môn kiến thức chung và nghiệp vụ chuyên ngành) và giao Trường Chính trị thành phố - là đơn vị có kinh nghiệm trong việc chấm thi.

- Đà Nẵng chấm lại bài thi tuyển công chức thành phố năm 2018 (Đài VOV)

- Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu chấm lại 465 bài thi công chức (Petro Times)

- Đà Nẵng chấm lại hơn 700 bài thi công chức vì 'có dư luận' (Báo Tiền phong)

- Đà Nẵng thông tin về việc chấm lại toàn bộ bài thi công chức (Kinh tế &Đô thị)

 2/ Báo Đà Nẵng:

- Nước thải tràn ra bãi biển Mỹ An

+Chiều 5-12, nước thải từ cửa xả Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) đã tràn qua 6 cửa phai hỗn hợp và chảy ra bãi biển dù trời không có mưa.Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát  nước và Xử lý nước thải cho biết, nước thải tràn qua thành cửa phải có cao trình đến 1,2m là do trạm bơm nước thải bị quá tải. Trạm bơm này được lắp đặt với thiết kế khoảng 500m3/giờ để đưa nước thải về Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn, nhưng nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, nhà dân… chảy ra quá nhiều, vượt công suất của trạm bơm.

+Theo đó, công ty không đề xuất lắp đặt thêm máy bơm để thu gom nước thải tại cửa xả Mỹ An, do Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đang chuẩn bị xây dựng tuyến ống thoát nước thải mạng cấp 3 và đấu nối hộ gia đình khu vực Mỹ An (thuộc dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng).Khi tuyến ống thu gom này được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ giảm thiểu đáng kể nước thải chảy về cửa xả Mỹ An. Vì thế, trước mắt, công ty vận hành các máy bơm với công suất cao nhất để hạn chế nước thải chảy tràn ra bãi biển.

- Cần sớm di dời mồ mả trong khu dân cư:

+Tình trạng mồ mả nằm xen kẽ trong khu dân cư (KDC) ở tổ 113 phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) tồn tại suốt thời gian dài. Người dân khu vực này và chính quyền địa phương đã tăng cường vận động thân nhân của các ngôi mộ sớm di dời về quy tập tại các nghĩa trang nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Theo phản ánh của nhiều người dân sống trên tuyến đường Nguyễn Đình Tứ (phường Hòa Minh), khu vực tổ 113 hiện còn hơn 100 ngôi mộ nằm xen kẽ trong KDC, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và dễ gây ô nhiễm môi trường.

3/ Báo Người đưa tin:

- Làm thế nào để Đà Nẵng lấy lại được sân vận động Chi Lăng?

+Các luật sư cho rằng, việc Đà Nẵng muốn chuyển 1.251 tỷ đồng để giữ lại sân vận động (SVĐ) Chi Lăng là rất khó, nhưng vẫn có thể được. Phải tham gia đấu giá theo quy định.Luật sư Lê Cao, Giám đốc Công ty luật FDVN (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) cho rằng, bản án đã có hiệu lực thì phải được thi hành để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án (THA), tức các ngân hàng đã nhận thế chấp tài sản.Đất thuộc SVĐ Chi Lăng là tài sản các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đã thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng. Theo bản án đã tuyên thì các quyền SDĐ thuộc SVĐ Chi Lăng là đối tượng THA để thanh toán các khoản vay theo hợp đồng tín dụng.

+Nếu người có điều kiện THA mà không thi hành sẽ bị cưỡng chế theo quy định. Cơ quan THA phải kê biên tài sản để đảm bảo thu hồi các khoản vay theo các hợp đồng tín dụng cho ngân hàng. Ngay khi kê biên tài sản, cơ quan THA phải làm thủ tục để định giá tài sản kê biên. Đây chính là mức giá khởi điểm để bán đấu giá theo quy định.Tài sản sau khi kê biên phải được bán theo hình thức thông qua đấu giá hoặc không thông qua đấu giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài sản kê biên là bất động sản nên buộc phải bán đấu giá theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật THA dân sự...

4/ Báo Pháp luật VN:

- Nhiều tiêu cực tiềm ẩn trong thị trường bất động sản Quảng Nam - Đà Nẵng

+Không chỉ chuyện giả công văn chính quyền để “đẩy” giá đất gây xôn xao dư luận, thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Nam - Đà Nẵng còn được biết đến với nhiều tiêu cực như bán đất khi chưa được định giá tiền sử dụng đất, chủ đầu tư và sàn giao dịch “bẻ kèo”, trở mặt với nhau…, còn người chịu thiệt nhất lại chính là các khách hàng.

- Liều như “cò” đất Đà Nẵng

+Trước khi dư luận Đà Nẵng xôn xao với công văn giả có nội dung nêu việc Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phê duyệt chủ trương xây dựng cầu Bùi Tá Hán qua Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) được phát tán trên mạng xã hội để “đẩy” giá đất tại khu vực trên lên cao thì tại Khu tái định cư Hòa Liên (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cũng đã diễn ra tình trạng tương tự khi một nhóm “cò” đất “cá mập” lợi dụng văn bản của UBND TP kết luận các thông tin sai phạm tại 2 nhà máy thép đóng trên địa bàn là Dana Úc và Dana Ý đã tung tin, 2 nhà máy này sẽ được di dời để tạo nên “cơn sốt” đất tại đây.

+Sự việc đã khiến nhiều khách hàng và nhà đầu tư “sập hố”, trong đó có không ít người dân nghèo tại địa phương.Ông Trần Anh Quốc Cường - Ủy viên Hội Môi giới BĐS Việt Nam - nhận định, hiện nay cơ chế quản lý thị trường BĐS và các quy định liên quan về xử lý hành vi tung tin ảo của giới nhà đất vẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu ban hành các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế các sự việc tương tự.Với khách hàng và nhà đầu tư, ông Cường khuyến nghị, trong hoàn cảnh thị trường đang thiếu sự minh bạch về thông tin như hiện nay, khi quyết định “xuống tiền”, người mua cần tìm hiểu kỹ càng về tính pháp lý, các văn bản quy hoạch liên quan của các dự án BĐS tại cơ quan chức năng, cũng như uy tín của đơn vị phân phối hoặc chủ đầu tư. Tránh trường hợp “chạy” theo tin đồn để mắc bẫy “cò” đất…

 

ANH TRỊNH

     

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT