Thông tin báo chí ngày 23/5
Đăng ngày 23-05-2018 07:45, Lượt xem: 125

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày 23/5

1/ Liên quan đến vụ việc bạo hành trẻ em tại nhóm trẻ Mẹ Mười (địa chỉ K251/32 Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê), nhiều báo hôm nay đưa tin:

+ Viện kiểm sát nhân quận Thanh Khê xác nhận, đã cử cán bộ phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra công an quận để hoàn chỉnh hồ sơ, xem xét khởi tố vụ án bạo hành xảy ra tại nhóm trẻ Mẹ Mười (địa chỉ K251/32 Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê).

2/ Báo Đà Nẵng:

- Tiềm ẩn nguy cơ cháy chợ dân sinh:

+ Theo quy định hiện nay, chợ cấp 1 do thành phố quản lý, chợ cấp 2 do cấp quận, huyện quản lý và chợ cấp 3 (còn gọi là chợ dân sinh) do cấp phường, xã quản lý. Điều đáng nói, gần như tất cả chợ dân sinh đều nằm trong khu dân cư đông đúc, hạ tầng chưa bảo đảm, nguy cơ cháy, nổ khá cao...

 + Từ hẻm 586 Ông Ích Khiêm qua đoạn đường vòng vèo là đến chợ Nam Dương (còn có tên gọi quen thuộc là chợ Mã Vôi). Đó là con đường chính dẫn vào chợ này, ngoài ra còn có hai con hẻm nữa trên đường Nguyễn Văn Linh cũng dẫn vào chợ. Tuy nhiên, cả 3 lối dẫn vào chợ đều rất hẹp, nơi rộng nhất chỉ 3 mét, nơi hẹp nhất vừa đủ một chiếc xe máy đi qua. Vây quanh chợ có rất nhiều nhà dân, việc lưu thông vì thế càng bức bí, xe cứu hỏa không thể vào chợ nếu có sự cố.

+ Trong khi đó, chợ Cây Me (phường Phước Ninh) mặc dù có mặt tiền nằm ngay trên đường Hoàng Diệu nhưng cũng không bảo đảm an toàn hơn chợ Mã Vôi khi toàn bộ chợ ở trong con hẻm rộng chừng 4 mét, dài khoảng 70 mét nối từ đường Hoàng Diệu sang đường Trần Bình Trọng. Hạ tầng chợ gần như con số không và tất cả sinh hoạt giống như chợ cóc, sáng họp chiều tan…Không những thế, hầu hết các chợ này đều không có khu vực giữ xe mà tận dụng các con hẻm nhỏ dẫn vào chợ để làm nơi giữ xe. Để giải quyết nguy cơ cháy nổ, việc di dời chợ là điều từng được nêu lên rất nhiều lần, song đây lại là bài toán khó khác.

3/ Báo Đất việt:

- Đề xuất lấn biển Đà Nẵng: Lạ lùng nhà đầu tư

+ Mới đây, liên minh một số nhà đầu tư đề xuất thực hiện Dự án đảo Hoa Sen tại vịnh Đà Nẵng từ việc xây dựng lấn biển, vốn 8 tỷ USD. Cách đó không lâu, Quận ủy Thanh Khê cũng đã đề xuất lấn biển dọc đường Nguyễn Tất Thành để làm sống lại bờ biển trên bằng các dịch vụ du lịch và chuỗi khách sạn.

+ Trao đổi với Đất Việt, ngày 22/5, KTS Phan Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết: "Đây mới chỉ là dự kiến, ý tưởng ban đầu chưa có bất kỳ một bản đồ thiết kế cụ thể về công trình sẽ xây dựng nên chưa thể đánh giá ngay nên hay không nên làm, tất cả còn rất mơ hồ.

+ Thế nhưng, cho dù là công trình lớn hay nhỏ cứ lấn biển là phải có đánh giá bằng luận cứ khoa học cẩn trọng thì mới làm được, nhất là đánh giá tác động môi trường. Qua xem hình ảnh thiết kế dự án đảo Hoa Sen tôi thấy khá lớn, gần như bao trùm hết lãnh thổ của vịnh, nên chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến sinh thái, cảnh quan, sự sống bên dưới của các sinh vật, thậm chí là tác động đến cảng Liên Chiểu, cũng như cảng Tiên Sa…

- Hãy thận trọng, nếu không sẽ mất biển do ô nhiễm:

+ Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, KTS Hoàng Quang Huy - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho rằng, các đô thị hiện nay không quy định tầm cao, mật độ xây dựng nên quỹ đất thiếu, thậm chí đã hết nên phải tính đến chuyện lấn biển để phát triển, đây là việc cần phải xem xét kỹ lưỡng.

+ Trước đây không có quy hoạch nén, tức là ép vào nâng tầm lên, nâng chiều cao, chiều sâu xuống lòng đất, nên giờ thiếu thốn thì phải lấn biển. "Phải tính toán, nghiên cứu cẩn trọng, động đến điều kiện tự nhiên của biển, sông, núi...đều phải tính toán về địa chất thủy văn".

+ Đặc biệt, phải tính toán đến điều kiện xử lý chất thải ra biển, chất thải không có biện pháp tốt thì biển sẽ ô nhiễm, biển khu vực miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng được coi là bãi biển đẹp nhất hành tinh, nếu không cẩn trọng tính toán kỹ thì sẽ mất biển, mất thương hiệu du lịch

4/ Báo Tài nguyên&Môi trường:

-  Hòa Vang, Đà Nẵng: Chiếm dụng lòng sông trái phép để nuôi tôm :

+ Sông Cu Đê, đoạn chảy qua huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) đang bị hàng chục hộ dân chiếm dụng, be bờ để nuôi tôm trái phép suốt nhiều năm nay..Bất chấp môi trường, sạt lở kéo dài Việc người dân khai hoang bãi bồi, múc đất làm đìa tôm đã tạo thành những gò đất cao càng làm dòng chảy sông Cu Đê bị thay điểm nghiêm trọng, dẫn đến việc hàng km đất nông nghiệp nằm bên kia sông (thuộc thôn Quan Nam 3, xã Hoà Liên) bị cuốn trôi vĩnh viễn do tình trạng sạt lở kéo dài.

+ Đi dọc con đường bê tông dẫn ra bờ sông Cu Đê, đoạn qua thôn Trường Định, chúng tôi dễ dàng chứng kiến hàng chục đìa tôm có bờ dài từ 30 - 40 m vươn ra tận giữa sông. Lợi dụng việc bồi lắng cát, nhiều hộ dân còn thuê máy múc để be bờ, mở rộng diện tích nuôi nhưng không bị chính quyền địa phương hoặc đơn vị chức năng theo dõi, đánh giá tác động môi trường

 + Quá trình be bờ, múc cát để nuôi tôm đã khiến lòng sông Cu Đê, đoạn bắt đầu từ chân cầu Trường Định, kéo dài về hạ lưu hơn 1,5 km đang bị thu hẹp dần từ 30 - 50 m. Nhiều chỗ vốn là những bãi bồi tự nhiên do bị người dân hút cát từ lòng đìa, tạo thành những gò cao hơn 2 m khiến dòng chảy qua khu vực này bị thay đổi đột ngột.

+ Nhìn về phía bờ sông đang bị sạt lở trầm trọng suốt 3 năm nay, ông Ngô Thanh Bê (ngụ thôn Quan Nam 3) kể: “Trước khi có phong trào nuôi tôm bên kia sông, hơn 4 hecta đất nông nghiệp nơi đây vẫn được bà con trồng trọt cả 3 vụ. Nhưng nay, số diện tích trên đã bị mất hết. Ngoài ra, chỗ chúng  tôi đang canh tác lại mất hơn 4 m mỗi năm do tình trạng sạt lở. Nghe nói cấp trên đã có chủ trương làm kè để bảo vệ diện tích đất bên trong, nhưng đến nay vẫn không thấy triển khai”…

- Đà Nẵng: Dân bức xúc vì doanh nghiệp tập kết và kinh doanh cát, VLXD giữa phố

+ Việc doanh nghiệp thực hiện tập kết, kinh doanh trái phép chỉ cách trụ sở công an phường khoảng 100m và cách UBND phường khoảng 300m, nhưng đã diễn ra trong thời gian dài, người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền lại trả lời theo kiểu “tiền hậu bất nhất”, có dấu hiệu bao che, hợp pháp hóa cho sai phạm khiến người dân bất bình.

+ Báo TNMT điện tử có đăng bài “ Đà Nẵng: Doanh nghiệp ngang nhiên tập kết cát, vật liệu xây dựng giữa phố để kinh doanh” phản ánh về việc doanh nghiệp tư nhân Lợi Hoàng, ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè, lòng đường tại khu vực ngã 3 đường Bế Văn Đàn- Lê Duy Đình, phường Chính Gián, quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) để tập kết, kinh doanh cát sỏi, VLXD khiến môi trường trong khu vực bị ô nhiễm, giao thông bị ách tắc và thường xuyên xảy ra TNGT

+  Điều đáng nói là việc doanh nghiệp thực hiện tập kết, kinh doanh trái phép chỉ cách trụ sở công an phường khoảng 100m và cách UBND phường hơn 200m, nhưng đã diễn ra trong thời gian dài, người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền lại trả lời theo kiểu “tiền hậu bất nhất”, có dấu hiệu bao che, hợp pháp hóa cho sai phạm khiến người dân bất bình.

+ Trao đổi với phóng viên Báo TNMT, bà Nguyễn Thị Trâm, 74 tuổi, hiện đang sống ở đường Lê Duy Đình than: “ô nhiễm quá trời, giữa phố mà cát, gạch, đá, xi măng cứ xúc lên đổ xuống thì răng mà không ô nhiễm được. Mỗi ngày lại có hàng ngàn lượt ô tô xe máy qua lại nữa, rác thải, xà bần thì đổ dọc khắp con đường, chỉ chết người già và trẻ nít thôi”…

ANH TRỊNH

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT