Thông tin báo chí ngày 14/11
Đăng ngày 14-11-2018 09:37, Lượt xem: 49

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày 14/11

1/ Liên quan đến việc thiếu nước sinh hoạt trong mấy ngày qua, báo chí tiếp tục có nhiều bài viết:

- Không ai, tổ chức, đơn vị nào có thể lấy người dân Đà Nẵng làm “con tin“!(VietTimes)

+ Đó là khẳng định của ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), trước những nghi vấn mà dư luận đặt ra liên quan đến sự cố thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng tại TP này. "Cho dù với bất kỳ lý do gì thì không ai, không tổ chức, đơn vị nào có thể lấy người dân Đà Nẵng làm con tin", ông Hương nói.

+ Sự cố thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng và liên tục tại Đà Nẵng thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến đến cuộc sống của người dân thành phố, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận - không chỉ ở Đà Nẵng.Những thông tin đa chiều xoay quanh sự việc - kể cả những "thuyết âm mưu" - càng cho thấy tính trầm trọng của vấn đề.

- Đề nghị làm rõ và tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sạch (Báo Bảo vệ pháp luật)

+UBND TP.Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan, khẩn trương báo cáo nội dung liên quan đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên toàn thành phố thời gian qua và giải trình nguyên nhân dự án Nhà máy nước Hòa Liên bị kéo dài thời gian…

- Đà Nẵng: Khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể tình hình thiếu nước sạch trên địa bàn (Báo Tổ quốc)

- UBND thành phố chỉ đạo kiểm tra toàn diện dự án cấp nước (Báo Đà Nẵng)

- Ngày 20-11 phải có báo cáo giải trình về tình hình thiếu nước sinh hoạt (Báo Công an Đà Nẵng) …

2/ Báo Công an nhân dân, Mạng zing.vn,Thanh niên, Phụ nữ..:

- Điều tra vụ liên tục 'khủng bố' một phụ nữ cùng 2 con nhỏ tại nhà riêng ở Đà Nẵng:

+Chiều tối ngày 13-11, Công an phường An Hải Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị đang vào cuộc điều tra vụ gia đình chị T (34 tuổi, ngụ phường An Hải Đông) bị ném nhớt thải lúc nửa đêm.Trước đó, theo trình báo của chị T., từ đầu tháng 11 đến nay, gia đình chị luôn bị nhiều nam thanh niên lạ mặt qua lại trước nhà không rõ nguyên nhân. Cụ thể, hàng xóm của chị T đã cho bị T biết, vào ngày 3-11 có 2 nam thanh niên chạy xe máy đến khu vực xung quanh nhà chị T. để dò hỏi thông tin về gia đình chị T. rồi bỏ đi, đến sáng 5-11, chị T. phát hiện cửa kéo sắt trước nhà bị khóa ngoài, buộc chị T. phải nhờ hàng xóm đến phá khóa mới mở được cửa để đưa con đi học. Sự việc không dừng lại, ngay sau sự việc bị “kẻ lạ” khóa nhốt từ bên ngoài, chị T. đã lắp camera giám sát trước nhà để theo dõi. Thì khuya 7-11, chị T. phát hiện một nam thanh niên chạy xe máy đã tạt nhớt thải vào trước cửa nhà mình rồi bỏ đi

+Theo chị T, hiện chị có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 8, một học lớp 5 nên cảm thấy rất bất an. Hiện chị T và gia đình rất hoang mang, mong chính quyền địa phương, Công an vào cuộc để làm rõ những “kẻ lạ” này là ai, liệu sẽ còn tiếp tục có những hành vi trấn áp gia đình chị T. để đảm bảo an ninh cho gia đình chị…

3/ VietTimes:

- Đà Nẵng sẽ có bar - cà phê, dịch vụ lưu trú qua đêm trên bãi biển:

+ Đà Nẵng kêu gọi xã hội hóa để đầu tư cụm dịch vụ tổng hợp gồm: Bar - cà phê, lưu trú qua đêm với nhiều dịch vụ: Lều trại, ẩm thực, yoga tại bãi biển quận Liên Chiểu.Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, để du lịch biển ở Đà Nẵng được tổ chức ngày càng bài bản và tăng tính chuyên nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu là điểm đến đẳng cấp quốc tế, Sở Du lịch đã có kế hoạch dài hạn trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng tầm công tác quản lý, quảng bá.Cụ thể, tuyến biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa sẽ được quy hoạch, phân khu các tổ kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng cho từng du khách. Kêu gọi xã hội hóa loại hình dịch vụ khu nhà phao trên biển dành cho trẻ em; xã hội hóa đầu tư các nhà vệ sinh công cộng ven biển có thu phí.

+Bên cạnh đó, tuyến biển này sẽ lắp đặt các bảng biểu nội quy, cảnh báo bằng nhiều thứ tiếng; lắp đặt điểm nghỉ chân, sạc điện thoại, phát wifi miễn phí, triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến khi sử dụng dịch vụ tại bãi biển...Đặc biệt, để tạo nét đặc trưng và khác biệt so với tuyến biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, tuyến biển Nguyễn Tất Thành được đầu tư theo hướng phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của sinh viên các trường đại học, công nhân các khu công nghiệp..., Đà Nẵng kêu gọi xã hội hóa để đầu tư cụm dịch vụ tổng hợp gồm: bar - cà phê biển, dịch vụ lưu trú qua đêm trên bãi biển bằng lều, cắm trại, ẩm thực, yoga tại bãi biển quận Liên Chiểu.

4/ Kinh tế SaiGon Online

- Làng nghề đá ngày ấy, bây giờ...

+Ở Đà Nẵng, làng nghề đá Non Nước nổi tiếng một thời nay đang được quy hoạch trong một khu riêng biệt nhằm tránh gây ô nhiễm trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, làng đá này rất cần có sự định hướng và đầu tư thêm để sớm phục hồi thời huy hoàng như xưa, đồng thời để vẫn là một trong những điểm tham quan đặc biệt thu hút du khách ở thành phố du lịch này.

5/Báo Văn hóa,Công an Đà Nẵng, Đài VOV…

- Phát hiện 10 nam, nữ thuê căn hộ chung cư để dùng ma túy

+Ngày 13.11, Công an P. Mỹ An (Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)  đã bàn giao 10 đối tượng cả nam và nữ cho Công an Q. Ngũ Hành Sơn để điều tra về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.Theo điều tra, trưa ngày 10.11, một nhóm 3 thành niên tại Đà Nẵng đã mở tiệc chiêu đãi 4 người bạn đến từ Quảng Nam ở quán nhậu trên đường 3/2 (Q. Hải Châu). Tại đây, cả nhóm góp tiền để mua 7 viên thuốc lắc.Đến 17h30 chiều cùng ngày, các đối tượng này thuê một căn hộ ở chung cư M.T trên đường Trần Bạch Đằng (P. Mỹ An) để "mở tiệc" ma túy. Sau khi sử dụng hết ma túy, nhóm này đã gọi điện cho 3 đối tượng nữ khác tới chơi cùng, đồng thời nhờ các cô gái này mua thêm ma túy đá. Khuya cùng ngày, Công an P. Mỹ An bất ngờ đến căn hộ, bắt quả tang cả nhóm nam nữ này đang lắc trong tiếng nhạc ầm ĩ. Kiểm tra nhanh, lực lượng an ninh phát hện hiện trường có 6 nam và 4 nữ, tuổi khoảng từ 18 - 29, qua xét nghiệm đều dương tính với ma túy

6/ Báo Pháp luật TP.HCM:

- Nước sinh hoạt bị tính giá nước kinh doanh, Dawaco lên tiếng

+Thời gian qua, người dân có mặt tiền kinh doanh tại các tuyến phố Đà Nẵng không khỏi bức xúc, thắc mắc khi nước sinh hoạt bị áp giá nước kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) khẳng định việc tính giá nước kinh doanh với các hộ bán tạp hóa, quần áo… là đúng quy định.

+Khảo sát của chúng tôi, các hộ buôn bán quần áo, tạp hóa, sửa chữa điện thoại… đều nhận hóa đơn nước rất cao với mức giá là nước sản xuất, kinh doanh dù họ khẳng định việc buôn bán không liên quan đến nước.Cụ thể, gia đình chị Hồ Thị Lan có bốn nhân khẩu sống trên đường Hùng Vương (quận Hải Châu) mở cửa hàng bán nệm, gối tại nhà. Tháng 10 vừa qua, gia đình chị Lan dùng hết 30 m3 nước với mức tính đến 215.000 đồng. Trong khi biểu giá nước sinh hoạt tại TP là 4.000 đồng/m3. Theo tính toán, chị Lan chỉ phải trả 136.000 đồng.

+“Mình bán nệm, gối thì đâu có dùng nước để sản xuất, kinh doanh gì đâu mà tính mức cao như vậy. Điều này rất vô lý” - chị Lan bức xúc.Một trường hợp khác trên đường Hoàng Diệu là cửa hàng sửa chữa điện thoại được anh Như (chủ cửa hàng) thuê mặt bằng kinh doanh. Mỗi tháng tiệm của anh dùng hết khoảng 12 m3 nước và phải trả 106.000 đồng cho khoản nước này.“Đáng ra 12 m3 nước thì chỉ khoảng 50.000 đồng nhưng mình phải trả mức giá nước sản xuất sao đó mới cao như vậy. Sửa điện thoại thì đâu có dùng đến nước để sửa” - anh Như thắc mắc.

+Về việc trên, ông Lê Đức Quý, Phó Tổng Giám đốc Dawaco, khẳng định việc áp mức giá như vậy là thực hiện đúng Quyết định 06/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng ngày 27-1-2014 và hướng dẫn của Sở Tài chính tại Công văn 1086/STC-GCS ngày 21-5-2014…

 

ANH TRỊNH

   

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT