Thông tin báo chí ngày 07/3
Đăng ngày 07-03-2019 07:44, Lượt xem: 29

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày 07/3

1/ Nhiều trang báo đưa tin:

- Phạt gần 100 triệu đối với tiệm bánh mì khiến hàng chục người ngộ độc:

+UBND thành phố Đà Nẵng quyết định phạt cơ sở bánh mì do bà Đoàn Thị Ngọc Vượng tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ làm chủ, với mức phạt 98 triệu đồng do vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.

- Đội tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng:

+Sáng 6/3, Đội tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gồm 2 tàu huấn luyện JS SETOYUKI VÀ JS SHIMAYUKI, cùng 390 sĩ quan, thủy thủ do Đại tá Nakagama Yoshiyuki - Chỉ huy trưởng đơn vị huấn luyện số 1 làm Trưởng đoàn đã cập cảng Tiên Sa, chính thức bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng.

- Gần 1.800 khách du lịch tàu biển châu Âu đến Đà Nẵng

+Sáng 6-3, hai tàu biển là Aida Vita do Công ty TNHH Du lịch và dịch vụ Pacific Legend khai thác và tàu biển Seabourn Ovation do Công ty TNHH Tân Hồng - Chi nhánh Đà Nẵng khai thác đã đưa tổng cộng 1.791 khách châu Âu đến Đà Nẵng.

2/Báo Đà Nẵng:

- Việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất tái định cư: Thành phố đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn;

+Hộ giải tỏa thực hiện thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất tăng cao sau mỗi lần điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất là vấn đề không mới. Từ năm 2014 đến nay, thành phố đã 3 lần điều chỉnh bảng giá đất. Được biết, qua mỗi lần như vậy, thành phố đều từng bước có các giải pháp để gỡ vướng cho người dân; tuy nhiên vẫn có tác động đến khả năng thanh toán của hộ giải tỏa còn nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất tái định cư (TĐC).

+Cụ thể, lần thứ nhất vào ngày 20-12-2014, UBND thành phố Ban hành bảng giá đất theo Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND. Để giải quyết hỗ trợ các trường hợp nợ quá hạn là hộ phụ, hộ không thuộc diện giải tỏa trong khi chờ chính sách thu nợ chung, UBND thành phố thống nhất để Trung tâm Phát triển quỹ đất căn cứ giá đất bảng giá đất hiện hành của thành phố để thu tiền sử dụng đất (SDĐ) có nhân thêm hệ số nếu các hộ có nguyện vọng nộp tiền SDĐ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các trường hợp giải tỏa được bố trí TĐC mà quá thời hạn làm thủ tục và nộp tiền cũng được giải quyết theo hướng có lợi cho người dân.

+Lần thứ 2 vào ngày 20-12-2016, UBND thành phố ban hành giá đất Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND mới cũng tác động đến hộ giải tỏa nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất TĐC. Thời điểm này số hộ giải tỏa nợ đất TĐC quá hạn còn nhiều mà phần lớn các hộ nợ quá 5 năm có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có khả năng thanh toán tiền nợ đất…

+Việc giải quyết thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất tái định cư đang vướng mắc khi thực hiện theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ. Để tháo gỡ vướng mắc, UBND thành phố cũng đã tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2014/NĐ-CP  thông qua Công văn số 8729/UBND-STC ngày 9-11-2018 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ.Như vậy, việc đề xuất liên quan đến nợ tiền sử dụng đất tái định cư đến nay chưa được Chính phủ đồng ý, UBND thành phố tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành về vấn đề này để tháo gỡ khó khăn cho hộ giải tỏa còn nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất quá hạn.

3/ Báo Dân sinh:

- Đà Nẵng: Cấp gần 290.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo

+Thực hiện Đề án Giảm nghèo 3 năm (2016 – 2018), TP. Đà Nẵng đã mua và cấp gần 290.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho người nghèo, người thoát nghèo, người là đồng bào dân tộc thiểu số... với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Theo đó, những năm qua, cùng với các chính của thành phố, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được TP. Đà Nẵng quan tâm chú trọng từ đầu tư trang thiết bị y tế tuyến cơ sở, tăng cường đội ngũ y, bác sỹ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo ngay tại tuyến cơ sở.

4/ Báo Công an Đà Nẵng:

 -Để công viên 29-3 thực sự là điểm đến an toàn cho người dân và du khách

+Người dân Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác khi đến với thành phố biển đều có dấu ấn tốt đối với địa chỉ quen thuộc-Công viên 29-3 nằm ngay trong lòng thành phố, được ví như lá phổi xanh quý giá của TP và một không gian rộng lớn, là một trong những địa điểm vui chơi, giải trí, thể dục-thể thao, điểm sinh hoạt lý tưởng cho nhân dân và du khách. Công viên 29-3 còn là nơi tổ chức lễ hội, hội diễn; các hoạt động triển lãm, sự kiện đường phố... và là điểm tổ chức các buổi sinh hoạt đội nhóm, hoạt động nghệ thuật và sự kiện chính trị trên địa bàn Q.Thanh Khê.

+Thế nhưng mới đây, khi có dịp trở lại Công viên 29-3, người viết ngỡ ngàng khi chứng kiến sự xuống cấp nặng nề của Công viên. Theo ông Vương Tuấn Kiệt, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao Q.Thanh Khê, đơn vị được UBND Q.Thanh Khê giao nhiệm vụ quản lý, điều hành: "Sau tiếp quản Công viên vào đầu năm 2018, Q.Thanh Khê đã đầu tư thêm, sửa chữa nhiều hạng mục, nhưng các tiện ích bên trong công viên phục vụ vui chơi, giải trí, thể dục cho người dân, cộng đồng còn quá nghèo nàn, xuống cấp nặng nề. Các trang thiết bị, trò chơi được đầu tư từ năm 1995, gần nhất cũng là vào năm 2010 nên đã hư hỏng, gỉ sét nặng". Sau khi đi thực tế một vòng quanh Công viên 29-3 mới thấy ý kiến của ông Kiệt rất xác đáng...

ANH TRỊNH

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT