Thông tin báo chí ngày 15/7
Đăng ngày 15-07-2019 08:55, Lượt xem: 43

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải 2 ngày qua

1/ Nhiều trang báo đăng tải các tin:

 - Đà Nẵng: Dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, diễn biến bất thường:

+Trong thời gian gần đây, số ca nhập viện vì mắc bệnh số xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng tại Đà Nẵng dù không phải mùa cao điểm của bệnh này.Ngày 14/7, báo Thanh Niên dẫn số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố Đà Nẵng đã có trên 3.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 178% so với cùng kỳ năm 2018.Đặc biệt, dịch sốt xuất huyết năm nay có những biểu hiện tăng cao bất thường, phức tạp.

+Hiện tại, các địa phương ở Đà Nẵng liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao như Cẩm Lệ (265 ca, tăng 143%), Hải Châu (615 ca, tăng 241%), Hòa Vang (307 ca, tăng 298%) và Thanh Khê (821 ca, tăng 300%).

 - Phạt chủ quán bún bò 75 Nguyễn Chí Thanh (phường Thạch Thang, quận Hải Châu) chặt chém khách:

+Ngày 14/7, Đội quản lý thị trường số 1 (QLTT thuộc Cục quản lý thị trường Đà Nẵng) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hà Thị Thanh Hương, chủ quán bún bò 75 Nguyễn Chí Thanh (phường Thạch Thang, quận Hải Châu) do có hành vi "chặt chém" du khách.

+Theo Đội QLTT số 1, vào sáng 4.7, đoàn khách du lịch TP.Đà Nẵng gồm 5 người đã được hướng dẫn viên đưa đến quán bún của bà Hương ăn sáng. Tại thời điểm này, chủ quán không có niêm yết giá, nhân viên cũng không đưa bảng giá cho khách khi gọi món... Lúc ra tính tiền, chủ quán đã lấy của khách mỗi tô bún với giá 80.000 đồng/1 tô. Điều đáng nói là chủ quán bún này tính tiền cho khách địa phương với mức giá thấp hơn nhiều chỉ với 40.000 – 50.000 đồng/1 tô.

+Bất bình với cách kinh doanh của quán, hướng dẫn viên của đoàn khách trên đã có phản ánh và bị bà Hương chửi “Thấy đắt thì đừng có ăn”. Cách kinh doanh và hành xử của bà Hương đã khiến đoàn khách rất bức xúc và phản ánh với chính quyền địa phương.Sau khi nhận được phản ánh, UBND phường Thạch Thang đã đề nghị Đội QLTT số 1 kiểm tra và ra quyết định phạt bà Hương với số tiền 750.000 đồng về lỗi vi phạm không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, việc bà Hương chửi khách hàng cũng bị  UBND phường Thạch Thang và Đội QLTT số 1 cảnh cáo về thái độ ứng xử với khách…

2/ Báo Công An Đà Nẵng:

- Hội Nông dân TP Đà Nẵng tổ chức giám sát diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi các dự án nông dân không sản xuất được:

+Ban Thường vụ Hội Nông dân TP Đà Nẵng vừa xây dựng Kế hoạch tổ chức giám sát diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi các dự án không sản xuất được và diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng đã được hỗ trợ cho nông dân tại các xã Hòa Nhơn, Hòa Châu, Hòa Phước (H. Hòa Vang) và P. Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Bắc (Q. Liên Chiểu).

+Theo đó, Hội Nông dân TP sẽ giám sát các nội dung: Giám sát việc thực hiện thi công các tuyến đường, một số dự án, công trình…làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống nông dân; giám sát diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được do ảnh hưởng từ việc thi công các tuyến đường, một số dự án, công trình; giám sát tình hình việc chi trả cho người dân có diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được bị ảnh hưởng bởi việc thi công các tuyến đường, một số dự án, công trình… nằm trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Đà Nẵng.

 3/ Báo Pháp luật TP.HCM:

- Vụ ồn ào chương trình từ thiện tại Đà Nẵng: Đề nghị báo cáo Bộ LĐ-TB&XH

+Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam liên quan đến thông tin trên báo .Theo đó, Báo pháp Luật TP.HCM có các bài viết “Đà Nẵng: Một chương trình từ thiện chưa diễn ra đã ồn ào”. Bài báo phản ánh Quỹ Bảo trợ trẻ em TP Đà Nẵng phối hợp với Công ty cổ phần Xã hội Hành trình kết nối yêu thương Việt Nam thực hiện chương trình: “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”. Chương trình có treo băng rôn quảng cáo có in logo một số cơ quan báo chí là đơn vị bảo trợ truyền thông và đưa tin cho chương trình, trong khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan báo chí. Theo kế hoạch tổ chức chương trình, tổng giá trị phần quà được trao thể hiện là 295 triệu đồng, tuy nhiên trong thư mời và thông cáo báo chí, tổng giá trị lên tới 926 triệu đồng và 6 tỉ đồng giá trị bảo hiểm. Cùng với đó, chương trình từ thiện ở Đà Nẵng ghi tên hàng loạt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành Trung ương không đúng…

 4/ Báo Thanh niên:

-Thuyền thúng về đâu?

+ Số phận chiếc thuyền thúng ở các làng chài Đà Nẵng chưa biết sẽ về đâu khi chủ trương xả bản tàu nhỏ, thuyền thúng thực hiện được 2 năm thì dừng lại…Tháng 7/2016, TP Đà Nẵng thực hiện đề án giảm số lượng phương tiện nghề cá loại công suất nhỏ hơn 20CV (tàu cá, thuyền thúng gắn máy) trên địa bàn giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, TP không còn thuyền thúng gắn máy hoạt động ven bờ; số lượng tàu vỏ công suất nhỏ hơn 20CV, sức chở tối đa 0,5tấn trở xuống còn khoảng 150 tàu. Theo Sở NN-PTNT TP. Đà Nẵng, sau 2 năm thực hiện, TP đã xả bản 130 phương tiện, với 330 lao động được hưởng chính sách, tổng mức hỗ trợ hơn 5,4 tỉ đồng. Theo ghi nhận, mặc dù đã nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nhưng nhiều ngư dân không biết mưu sinh bằng nghề gì một khi tách khỏi biển…

  5/ Báo Đà Nẵng:

-10 năm Đà Nẵng 'đòi' thủy điện trả nước: Vẫn thiếu nước, nhiễm mặn khốc liệt:

+Cách đây tròn 10 năm, Đà Nẵng phản đối kịch liệt việc xây dựng thủy điện Đak Mi 4 chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn để phát điện và quyết liệt kiến nghị các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo xây dựng cống qua thân đập Đak Mi 4A để trả nước về sông Vu Gia với lưu lượng tối thiểu 87m3/s, nhưng chỉ được xây dựng cống với lưu lượng nước xả về tối đa 25m3/s. Trong 10 năm qua, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam liên tục đề nghị các bộ, ngành Trung ương có biện pháp điều tiết nước, nhưng không được đáp ứng đầy đủ nên tình hình hạn hán, nhiễm mặn ở hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn qua từng năm càng khốc liệt hơn.

 - Xưởng sản xuất đá móng hoạt động không phép:

+Người dân tổ dân phố (TDP) 42 phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn) bức xúc phản ánh, xưởng sản xuất đá móng từ bê-tông nằm trong khu dân cư hoạt động không theo giờ giấc, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân. Ông Trần Đại Thắng, Tổ trưởng TDP 42 phường Khuê Mỹ cho biết, cơ sở mà người dân phản ánh chuyên mua bê-tông dư thừa từ các xe bồn trộn bê-tông, sau đó trộn thêm các vật liệu khác để sản xuất đá móng bán cho các công trình xây dựng.

“Cơ sở này hoạt động không theo giờ cố định, có hôm hoạt động xuyên trưa, có hôm làm tới 2-3 giờ sáng tùy thuộc vào thời điểm xe chở bê-tông đến. Xe tải trọng lớn chạy ra vào khu dân cư gây ồn ào. Không những thế, khi cơ sở sản xuất thì gây bụi bặm vào ban ngày, ồn ào vào ban đêm. Chúng tôi đã phản ánh với phường vài lần về tình trạng này nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết triệt để”, ông Thắng nói.

+Theo ghi nhận của chúng tôi, xưởng sản xuất đá móng mà người dân phản ánh nằm ở khu đất trống rộng hơn 400m2, cạnh ngã ba Nguyễn Cơ Thạch - Hoàng Trọng Mậu (phường Khuê Mỹ). Phía ngoài xưởng được quây tạm bằng hàng rào tôn cao chừng 2m. Phía trong khu đất trống để ngổn ngang vật liệt như cát, đá... phục vụ việc sản xuất đá móng. Ngoài ra, hàng ngàn viên đá móng hoàn thành được chất đống phía trong khu đất trống…

 

ANH TRỊNH

 

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT