Thông tin báo chí ngày 22/8
Đăng ngày 22-08-2019 09:24, Lượt xem: 49

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày 22/8

1/ Thông tin về thành phố Đà Nẵng, chiều qua và hôm nay báo chí tập trung phản ảnh nhiều nhất là tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Các báo có những bài viết:

- Đà Nẵng loay hoay với câu chuyện thiếu nước sạch  (Báo Bảo vệ pháp luật)

- Dân "khát" trầm trọng, Đà Nẵng họp khẩn, "xin" nước từ thủy điện (Báo Giao thông)

- Đà Nẵng: Khẩn cấp ứng phó tình trạng thiếu nước sinh hoạt (Báo Đại đoàn kết)

- Người Đà Nẵng trắng đêm, bỏ việc, xếp hàng hứng từng thùng nước (VietNamnet)

- Bệnh viện Đà Nẵng lần đầu tiên phải nhận 'viện trợ' nước sạch (Báo Thanh niên)

-Từ trưa 22-8, tăng áp lực và lưu lượng cấp nước (Báo Đà nẵng)

    + Chiều 21-8, hai hồ thủy điện A Vương và Đak Mi 4 bát đầu xả nước với tổng lưu lượng 94,9m³/s về sông Vu Gia trong 24 giờ để đến rạng sáng 22-8, nguồn nước này bắt đầu đẩy mặn cho sông Cầu Đỏ; qua đó tạo điều kiện cho 2 nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay khai thác một phần nước thô từ sông Cầu Đỏ để tăng công suất cấp nước. Dự kiến trong trưa và chiều 22-8, áp lực và lưu lượng nước trong hệ thống đường ống cấp nước thành phố sẽ được tăng mạnh…

 2/ Các tin khác:

- Đà Nẵng kiểm tra 100% nhà vệ sinh các trường học trước thềm năm học mới (Báo Giáo dục VN):

+ Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, sẽ thành lập đoàn kiểm tra các trường học về công tác chuẩn bị cho năm học mới, đặc biệt kiểm tra nhà vệ sinh. Dự kiến, đoàn sẽ kiểm tra 100% nhà vệ sinh tại các trường học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn.

 - Các dự án trên địa bàn Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà: Cần kiểm soát tiến độ và chất lượng thi công (Báo Đà Nẵng)

+Hiện trên địa bàn thành phố đang triển khai dự án xử lý nước thải ven biển, trong đó khu vực phía đông thành phố có quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Việc triển khai dự án trên phạm vi rộng, đan xen cùng nhiều dự án cải tạo hạ tầng giao thông đô thị gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến việc kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

+Trong các ngày 17 và 18-8, hàng loạt các trục đường chính ở phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) tắc nghẽn giao thông cục bộ do nhà thầu thi công hạng mục tuyến thu gom nước thải thuộc Dự án xử lý nước thải phía đông thành phố.Thời gian nói trên, 3 tuyến đường phố chính là Hoàng Kế Viêm, Ngô Thì Sỹ và Phan Tứ (phường Mỹ An) đều bị nhà thầu thi công cắt đường; rào chắn hạn chế mặt cắt đường để thi công, làm cho các phương tiện giao thông qua khu vực bị ùn ứ.

+Những tuyến đường này thường có các phương tiện xe vận chuyển khách du lịch trên 45 chỗ qua lại nên việc ùn ứ, tắc nghẽn giao thông kéo dài, tác động đến việc đi lại của người dân. Đơn vị thi công cũng không đặt biển báo cảnh giới từ xa hay phân luồng cho phương tiện giao thông. Với nhiều bất cập trong thi công các dự án phía đông thành phố cần được các đơn vị quản lý giải quyết. Theo đó, cần tổ chức phối hợp đồng bộ trong thi công; thi công phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; thay đổi biện pháp thi công và dừng thi công đối với những hạng mục đang bị chồng lấn, giẫm đạp lên nhau.

 - Dập dịch sốt xuất huyết- còn lắm nỗi lo (Báo Công an Đà nẵng)

+ Hàng ngàn lô đất bỏ hoang, nhiều dự án, khu tái định cư triển khai chậm trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đã và đang trở thành điểm tập kết rác thải, những vật dụng chứa nước, gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, những nơi đó được xem là môi trường tốt để dịch sốt xuất huyết phát triển nhưng nhiều địa phương vẫn còn lúng túng cũng như không có kinh phí để dọn dẹp…

3/ Báo Giáo dục &thời đại 

 - Đà Nẵng: Công khai mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ

+Mặc dù theo quy định là không được phép nhưng một số tiểu thương tại chợ Hàn (TP Đà Nẵng) vẫn nhận tiền ngoại tệ của khách du lịch khi họ mua hàng tại đây. Khảo sát tại khu vực chợ Hàn- khu trung tâm mua sắm nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch tham quan và mua sắm khi tới Đà Nẵng, phóng viên nhận thấy, phần lớn người mua là khách du lịch, trong đó chủ yếu là khách Hàn, khách Trung và khách Thái… Cảnh mua bán diễn ra khá tấp nập. Hầu như các đoàn khách đều sử dụng tiền Việt để giao dịch nhưng cũng có một số đoàn sử dụng tiền của đất nước họ và các tiểu thương vẫn nhận bình thường

+Dừng chân trước một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chúng tôi thấy có hai vị khách nữ ngoại quốc đang mua hàng. Trong khi một người đang nói chuyện với chủ gian hàng thì vị khách còn lại đã lấy sẵn tiền cầm trong tay nhưng đó không phải tiền Việt mà là tiền Thái. Sau khi chủ gian hàng đã gói xong món đồ cho khách là cảnh trả tiền, thối qua thối lại giữa chủ gian hàng và 2 vị khách.Một lúc sau, có một đoàn khách Trung Quốc tới tham quan, mua sắm tại một gian hàng bánh kẹo và các loại hải sản khô. Đoàn khách có khoảng 6 – 7 người. Sau khi một người đàn ông trong đoàn mua hàng và trả bằng tờ tiền Nhân dân tệ, nhân viên của gian hàng nhận lấy rồi đưa cho bà chủ. Người chủ này sau khi nhận tờ tiền Nhân dân tệ thì kéo ngăn tủ ra lấy một xấp tiền ngoại tệ và thối lại cho khách. Mấy phút sau, một nữ khách trong đoàn tiếp tục mua hàng, cũng trả bằng Nhân dân tệ và chủ gian hàng vẫn nhận chứ không có ý kiến gì.Cùng lúc đó, sát ngay gian hàng bên cạnh, một vị khách nam người Trung Quốc cũng đang mua hàng. Sau một hồi trao đổi giữa người bán và người mua, vị khách đưa tờ tiền Nhân dân tệ cho chủ gian hàng và người này cũng nhận bình thường…

 

ANH TRỊNH

   

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT