Thông tin báo chí ngày 30 -12
Đăng ngày 30-12-2020 09:48, Lượt xem: 96

Thông tin về thành phố Đà Nẵng, báo chí đăng tải

1/ Thông tin các báo đăng tải:

 - Đà Nẵng công bố 18 sản phẩm OCOP:

 +Theo đó, bảy sản phẩm OCOP được công nhận và phân hạng 4 sao là: chả cá thu chiên của Công ty TNHH Bắc Đẩu (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà); tảo xoắn nguyên chất sấy lạnh của Hợp tác xã (HTX) Công nghệ cao Mặt trời Việt (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà); nước mắm nhĩ Bình Minh của HTX Mắm Bình Minh (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu); nước mắm Hương Làng Cổ của Công ty TNHH Mắm Hồng Hương (phường Hòa Hiệp Nam); bánh khô mè Bà Liễu Mẹ của cơ sở sản xuất bánh khô mè Bà Liễu Mẹ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ); nước uống ion kiềm Ion-pro của Công ty TNHH SX&TM Toàn Gia Phú (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang); tré Ông Chánh của hộ sản xuất tré ông Chánh (phường Thạch Thang, quận Hải Châu). Ngoài ra, có 11 sản phẩm OCOP được công nhận và phân hạng 3 sao của các đơn vị tại các quận Cẩm Lệ, Hải Châu, Thanh Khê, huyện Hòa Vang. Những đơn vị này sẽ được hưởng một số cơ chế, như: Xây dựng hồ sơ, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ kinh phí xây dựng câu chuyện sản phẩm; Hỗ trợ trang thiết bị máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu…

- Đà Nẵng sẽ có nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ ngày đêm:

+Thông tin từ  Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cho biết: HĐND TP đã có quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ngày đêm tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn theo hình thức PPP.

- Vé xe buýt trợ giá Đà Nẵng tăng từ đầu năm 2021:

+Ngày 29/12, Trung tâm điều hành Đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng TP Đà Nẵng cho biết đã có thông báo về việc áp dụng giá vé mới xe buýt trợ giá từ ngày 1/1/2021.Theo đó, vé lượt tăng từ 5.000 đồng lên 6.000 đồng/vé. Vé tháng ưu tiên là 60.000 đồng/tháng, tăng 15.000 đồng cho loại hình đơn tuyến; liên tuyến là 65.000 đồng/tháng, tăng 20.000 đồng.

 - Tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng cao nhất trong 10 năm qua;

+Cục thống kê Đà Nẵng cho biết, kết quả khảo sát, gần 50% số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn thành phố, hệ lụy nghiêm trọng của dịch COVID-19 là hiện tượng cắt giảm lao động trên diện rộng.Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp chung toàn thành phố năm 2020 ước tính 8,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 9,15%. “Tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 được đánh giá là cao nhất trong vòng 10 năm qua”,

 - Nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết dương giảm mạnh:

+Dịp Tết Dương lịch năm nay người lao động được nghỉ 3 ngày, phù hợp cho những chuyến đi nghỉ ngơi. Thế nhưng, sau một năm ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhu cầu đi lại của người dân giảm rõ rệt. Tại Bến xe Trung tâm thành phố Đà Nẵng, vắng vẻ, thi thoảng mới có vài khách tới quầy để mua vé về quê. Ông Phạm Lợi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý bến xe Đà Nẵng cho biết, lượng vé bán ra hiện nay chỉ đạt 50-60%, khách phần lớn đi ra các tỉnh phía Bắc như thành phố Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá,…. Lượng xe đang hoạt động cơ bản vẫn đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của hành khách.

 - EVN dừng mua điện năng lượng mặt trời mái nhà từ ngày 1-1-2021:

+Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, các công ty điện lực trên cả nước sẽ dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) phát triển sau ngày 31-12-2020.

- Gần 670 tỷ đồng đầu tư xây dựng 4 khu tái định cư:

+Nhằm tháo gỡ vướng mắc về đền bù giải tỏa, đảm bảo tiến độ thi công hoàn thành các dự án trọng điểm trên địa bàn TP, từ năm 2021, TP Đà Nẵng triển khai đầu tư xây dựng mới thêm 4 dự án khu tái định cư, khu dân cư mới nhằm bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa..

2/ Báo Điện tử Chính phủ:

- Những “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của Đà Nẵng:

+Giải ngân dự án vốn FDI tăng trưởng ấn tượng 42,4%, thu hút đầu tư trong nước tăng trưởng hơn 190%, cán cân thương mại xuất siêu và độ mở nền kinh tế cao nhất trong vòng 9 năm qua…là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Đà Nẵng năm 2020…

3/ Báo Đà Nẵng:

- Nâng cao ý thức đậu, đỗ ô-tô ở đường 5,5m

+Báo Đà Nẵng nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng đỗ ô-tô diễn ra tràn lan ở các tuyến đường 5,5m và dưới 5,5m, kiệt, hẻm trên địa bàn thành phố khiến việc đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.Tại quận Hải Châu, nhiều tuyến đường nhỏ trở nên chật hẹp hơn khi có khá nhiều ô-tô đậu, đỗ. Đơn cử, tuyến đường Tống Phước Phổ (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) rộng 5,5m, hầu hết nhà dân sinh sống tại đây đều có ô-tô đậu trước cổng nhà. Để hạn chế việc lấn chiếm lòng đường, nhiều xe còn cho 2 bánh lên lề… Tuyến đường nhỏ, lại ken đặc ô-tô hai bên nên việc qua lại rất khó khăn…Các tuyến đường có bề rộng dưới 5,5m đa phần là kiệt, hẻm, hoặc đường thuộc quy hoạch cũ. Theo quan sát, đặc thù kiệt, hẻm tại Đà Nẵng thường không có vỉa hè, lề đường hẹp, không tạo được mạng lưới đường liên thông kết nối với các tuyến đường ngang. Các kiệt, hẻm càng vào sâu càng nhỏ nên việc phương tiện ô-tô chiếm dụng lòng đường, đỗ xe thời gian dài làm thu hẹp lòng đường, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, đặc biệt nếu xảy ra sự cố hỏa hoạn, thiên tai thì các phương tiện cứu hộ, cứu nạn thường khó tiếp cận…

 4/ Báo Công an Đà Nẵng:

- Đà Nẵng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ người dân sau dịch bệnh và thiên tai

+...Ông Nguyễn Văn An – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, ngoài 6 nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ trong đợt 1, tháng 8 và tháng 9 vừa qua, HĐND và UBND thành phố đã mở rộng thêm các đối tượng được nhận hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là giáo viên mầm non, phổ thông tư thục, người làm nghề cắt tóc, lao động gia đình và công nhân môi trường đô thị. Qua 2 đợt, tổng đối tượng được hỗ trợ là 317.782 người, trong đó người có công cách mạng là hơn 28.000 người, đối tượng bảo trợ xã hội là hơn 55.000 người, người lao động là gần 120.000 người. Đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền mà thành phố đã chi hỗ trợ cho các đối tượng nói trên là gần 298 tỷ, trong đó người có công 35 tỷ, bảo trợ xã hội hơn 69 tỷ, người lao động, hộ nghèo, cận nghèo gần 66 tỷ. Hiện nay ngân hàng chính sách tiếp tục cho các doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động, Chính phủ cũng đã mở rộng đối tượng được vay theo hướng giảm bớt các điều kiện, tiêu chí so với trước đây. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Đà Nẵng cũng đã thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương về việc cơ cấu giãn, miễn giảm lãi cho tất cả các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid đợt đầu…

 

 

ANH TRỊNH

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT