Thông tin báo chí ngày 11-5
Đăng ngày 11-05-2022 16:52, Lượt xem: 43

Thông tin về thành phố Đà nẵng, báo chí đăng tải

1/Các tin tức báo chí đăng tải trong ngày:

- Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết:

+Theo đó, hiện số trường hợp mắc và ổ dịch nhỏ bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đang có xu hướng tăng nhanh. Tính đến ngày 29/4, toàn thành phố ghi nhận 1.109 trường hợp mắc, 95 ổ dịch nhỏ. Số ca mắc, ổ dịch nhỏ xuất hiện ở một số địa phương có nhiều công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên lưu trú tại các nhà trọ, khu tập thể. UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Đảm bảo bệnh nhân được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện.

- Đà Nẵng nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi để phục vụ du lịch:

+Theo đó, Sở GTVT Đà Nẵng đề xuất nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi 1 lần/ngày vào các thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, Tết trong khung giờ từ 16 - 18h. Trước mắt, thí điểm trong 2 tuần đầu của tháng 6/2022, làm cơ sở đánh giá hiệu quả về khai thác du lịch khi nâng, hạ cầu cũng như đánh giá công tác phối hợp đảm bảo TTATGT của các lực lượng chức năng…

-Tăng cường hướng dẫn, giải quyết hồ sơ đất đai:

+Thời gian gần đây, nhu cầu giao dịch đất đai, nhà ở của công dân tăng cao, đòi hỏi các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tại các quận, huyện phải tăng cường nhân lực và công tác hướng dẫn, giải quyết hồ sơ đất đai. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng UBND quận Liên Chiểu, bình quân mỗi ngày có 120-150 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai được Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Liên Chiểu tiếp nhận giải quyết, trong đó khoảng 40% hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng nhà, đất…Để kịp thời giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai gia tăng, VPĐKĐĐ thành phố đã tăng cường cán bộ, chuyên viên cho các chi nhánh, nhất là tại huyện Hòa Vang. VPĐKĐĐ thành phố cũng đang tuyển dụng 28 người nhằm bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho các đơn vị.

- Giá vật liệu tăng, ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng:

+Từ đầu năm đến nay, các loại vật liệu xây dựng tăng giá liên tục khiến nhà thầu, đơn vị thi công, chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn. Trong quý 1 và đầu quý 2-2022, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đều nhận được thông báo tăng giá từ các nhà cung cấp các loại vật liệu xây dựng. Không chỉ giá sắt, thép tăng cao (khoảng 40%) mà gần như giá tất cả các loại nguyên vật liệu như: xi-măng, cát, đá, nhôm, kính… đều đang “leo thang” khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng gặp khó. Theo tính toán của nhiều chủ thầu xây dựng, mỗi công trình chỉ lời khoảng 3-5%. Trong khi giá vật liệu xây dựng tăng trong thời gian qua vượt quá mức 10%, do đó chắc chắn các nhà thầu sẽ lỗ nếu tiếp tục thi công công trình. Qua khảo sát thực tế cho thấy, do hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng loại hợp đồng trọn gói hoặc đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký kết nên phải tự bù lỗ khi giá nguyên vật liệu tăng.

- Đà Nẵng xử lý, thu hồi dự án công nghiệp chậm triển khai:

+Theo ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng, từ năm 2019 đến nay, Ban quản lý đã triển khai giải quyết 12 trường hợp dự án có hành vi vi phạm về quản lý đất đai. Sau khi bị kiểm tra, xử lý, một số dự án đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào sản xuất hiệu quả. Còn một số dự án đã bị thu hồi đất và cấp cho nhà đầu tư khác triển khai dự án (hơn 20 ha) như: Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Khải Phát, Công ty Cổ phần Xây dựng điện Vneco 6, Công ty TNHH Một thành viên Thủy tinh Miền Trung, Công ty Cổ phần Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Công ty TNHH Một thành viên An Khải Phát, Công ty Cổ phần Phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp Tây Ninh. Bên cạnh đó, Ban Quản lý đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền như Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng xử phạt hành chính 2 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đầu tư:...

- Đà Nẵng đấu giá hàng chục ô tô công dôi dư:

+Ngày 10/5, Sở Tài chính TP Đà Nẵng cho biết đã đăng thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá 39 xe ô tô phục vụ công tác chung, dôi dư thu hồi vào năm 2021.Khách hàng tham gia đấu giá bằng hình thức trực tiếp trả giá bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên.

- Xác minh vụ thanh niên dọa chém người gây náo loạn phố ‘Tây’ Đà Nẵng:

+Trước đó, tối 8/5, mạng xã hội lan truyền clip ghi cảnh thanh niên kẹp cổ, nắm đầu một thanh niên khác rồi kéo ra khỏi quán cà phê. Thanh niên này hất nạn nhân xuống đất rồi vung dao dọa chém... Trung tá Hoàng Thanh Thiên, Trưởng công an phường Mỹ An, cho biết đơn vị đã kịp thời truy xét để tìm cho ra người liên quan. Rất may, vụ việc chưa gây hậu quả. Công an phường đang Mỹ An đang tiếp tục đấu tranh làm rõ để xử lý theo

2/ Các tin khác:

- Xử lý các bãi tập kết cát trái phép (báo Đà Nẵng)

+Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Hòa Vang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo UBND các xã rà soát và xử lý các bãi tập kết cát, vật liệu xây dựng không đúng quy định. Tuy nhiên, qua kiểm tra, tại các xã còn tồn tại nhiều bãi vi phạm và có chiều hướng gia tăng thêm số bến, bãi chứa cát và vật liệu xây dựng trên đất nông nghiệp, đất do UBND xã quản lý. Ngày 7-5, khi ghi nhận thực tế nước mưa từ bãi tập kết than và nước từ bãi tập kết, chế biến đá xây dựng chảy xuống đồng ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân thôn Phước Thuận - Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, phóng viên Báo Đà Nẵng còn phát hiện một bãi tập kết cát rất lớn ở trước mỏ đá đã ngừng khai thác.Theo phản ánh của người dân, bãi tập kết cát lớn này mới xuất hiện đầu năm 2022. Ngoài ra, trên địa bàn thôn còn có 2 bãi tập kết cát trái phép khác, một bãi ở bên tuyến đường vào mỏ đá Hố Sâu và một bãi tại mặt bằng của doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Đức May (khu vực khai thác, chế biến đá xây dựng) nhưng chủ bãi đã bị chính quyền địa phương xử phạt và yêu cầu di dời cát.

- Đà Nẵng: Cần chấn chỉnh hoạt động du lịch tự phát (Truyền hình Quốc hội)

+Đến nay, Đà Nẵng đã hình thành được nhiều khu du lịch sinh thái, tạo nhiều sản phẩm gắn với thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khu du lịch hoạt động chưa đúng quy định pháp luật, cần sự chấn chỉnh theo đúng chủ trương phát triển của thành phố. Ghi nhận tại huyện Hòa Vang.Với lợi thế về thiên nhiên đa dạng, huyện Hoà Vang từng bước phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, điều này đã tác động đến cuộc sống người dân, tạo sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và văn hóa truyền thống nơi đây.

- Xóa điểm du lịch sinh thái "chui": Cần được hỗ trợ và hướng dẫn để hoạt động đúng quy định (báo Tổ quốc)

+Sau khi có kết luận giám sát của HĐND TP Đà Nẵng về việc một số mô hình phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) tự ý hoạt động du lịch trên đất nông nghiệp là chưa phù hợp, các điểm du lịch này bày tỏ mong muốn được hướng dẫn để bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật. Ông Bùi Đức Vũ, chủ khu Yên Retreat cho biết, mô hình du lịch sinh thái này được triển khai từ năm 2018 và là đơn vị đầu tiên làm mô hình du lịch sinh thái kết hợp cắm trại, dã ngoại ở xã Hòa Bắc. Ông Vũ đã mua lại đất nông nghiệp bỏ hoang của người dân vào năm 2013."Thời điểm đó, lãnh đạo huyện Hòa Vang tạo điều kiện và hỗ trợ chúng tôi làm điểm du lịch sinh thái với điều kiện phải bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Bản thân chúng tôi cũng ý thức được điều này, nếu mình phá hoại cảnh quan môi trường thì "tự mình giết mình". Chúng tôi chỉ dựng một số ghế gỗ, một số tiểu cảnh để khách check-in và một số lều ngủ. Còn lại không xây dựng một công trình nào và đón không quá 50 du khách", ông Vũ nói.Ông Vũ bày tỏ mong muốn thành phố cũng như ngành chức năng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trẻ phát triển, qua đó giúp người dân địa phương có công ăn việc làm, nâng cao mức sống…

 

 

ANH TRỊNH

 

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT