Thắng cảnh và di tích
-
Nghĩa trũng Phước NinhTheo bi ký của nghĩa trũng Phước Ninh lập năm Tự Đức thứ 29 (1876), thì Án sát Quảng Nam Nguyễn Quý Linh và Lãnh binh Trương Tải Phú đã chọn đất ở làng Phước Ninh để làm nơi quy tập hài cốt của những nghĩa sĩ, nghĩa dân đã hy sinh trong trận Pháp đánh chiếm Đà Nẵng trong những năm 1858-1860. Quản cơ Nguyễn Lân cùng Hiệp quản Nguyễn Đồ đã chỉ huy quân lính tìm được hơn 1.500 ngôi mộ, bốc hài cốt vào những quách bằng sành, đưa về mai táng tại nghĩa trũng Phước Ninh.
-
Hòn Bằng ThanDân gian quen gọi là "Bàn Than" và cả trên một số sách báo cũng thường viết là "Bàn Than", với cách giải thích theo kiểu trực quan là một hòn núi có đỉnh bằng phẳng giống như mặt "bàn". Thực ra, đúng tên là "Bằng Than". Bằng ở đây có nghĩa là bằng phẳng. Có thể kể ra một số ví dụ về cách cấu tạo địa danh theo kiểu này. Hòn Bằng (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên), núi Bằng Thùng (tây huyện Quế Sơn), Bằng Võ (chỉ nơi đất bằng như sân vận động, dùng làm nơi luyện tập nghĩa quân thời Nghĩa hội ở căn cứ Trung Lộc) và Bằng Chò (tây Quảng Ngãi)…
-
Di tích địa đạo Kỳ Anh thời chống mỹKỳ Anh (thuộc xã Tam Thăng) là vùng cát nằm bên ngoài tỉnh lỵ Quảng Tín - cơ quan đầu não của ngụy quyền đóng tại thị xã Tam Kỳ - chỉ cách 4-5km theo đường chim bay. Phía bắc là căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình), phía nam là căn cứ An Hà. Trong tình thế bị bao vây, địa hình chiến đấu không thuận lợi, các lực lượng vũ trang cách mạng không có nơi ẩn náu an toàn.
-
Di tích chiến thắng đồn Thu Bồn (18-8-1949)Thu Bồn nguyên là tên một làng nằm bên hữu ngạn con sông cùng tên, thuộc tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay là một thôn của xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên.
-
Di tích khu căn cứ Phước Trà (1973-1975)Phước Trà hiện nay là một xã thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Trong Kháng chiến chống Mỹ , nơi đây đã từng được chọn đặt căn cứ của Khu ủy V từ năm 1973 đến 1975.
-
Một số chứng tích về tội ác của địch trong cuộc chiến tranh xâm lược (1954-1975)Quảng Nam-Đà Nẵng là chiến trường ác liệt nhất, bị tàn phá và hủy diệt nặng nề nhất ở miền Nam thời chống Mỹ. Đây cũng là nơi đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Phú Lộc (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp nước ta. Ở phía nam tỉnh Quảng Nam, một đại đội lính Mỹ bị diệt gọn trong trận Núi Thành (26-5- 1965), mở đầu cao trào đánh Mỹ trên khắp chiến trường miền Nam.
-
Hòn KẽmHòn Kẽm là tên một hòn núi nằm giữa hai xã Quế Lâm và Quế Phước của huyện Quế Sơn trước đây, do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, hòn Kẽm nay là ranh giới giữa hai huyện Nông Sơn và Hiệp Đức. Núi mang tên "Hòn Kẽm" để chỉ địa hình nơi đây "hai bên là vách núi dựng đứng, ở giữa là dòng sông". Theo sách Việt ngữ chánh tả từ vị của Lê Ngọc Trụ: "Kẽm là khe, lối hẹp, hai bên có núi". Ví dụ: Kẽm Trống trên dòng sông Đáy tỉnh Hà Nam.
-
Tháp Bằng AnTháp Bằng An thuộc làng Bằng An, nay là một thôn của xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm bên cạnh tỉnh lộ 609, cách Đà Nẵng 27km về phía nam. Nhà nghiên cứu người Pháp H. Parmentier từ đầu thế kỷ XX đã có nhận xét đây là một tháp Chămpa có dáng vẻ kỳ lạ trong lịch sử kiến trúc cổ Chămpa.
-
Di tích chiến công của 7 dũng sĩ Điện Ngọc (26-4-1962)Một tiểu đội đặc công của quân giải phóng do Lê Tấn Viễn và Võ Như Hưng chỉ huy đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng chống lại một đại đội biệt kích người Nùng, một trung đội bảo an và hai trung quân địa phương trong suốt một ngày trời (26-4-1962), trên một địa bàn trống trải ở xã Điện Ngọc. Đến gần chiều tối, địch lại tăng viện thêm một đại đội biệt kích, hòng bao vây tiêu diệt đội đặc công của ta.
-
Cù Lao ChàmCù lao Chàm là một quần đảo gồm 7 đảo (hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ và hòn Khô Con), có tổng diện tích trên 15km2, trong đó rừng chiếm khoảng 90%.