Cấp nước

5.1.Tổng quan định hướng cấp nước của thành phố:

- Mục tiêu định hướng cấp nước 2030

+ Nước sạch và điều kiện vệ sinh cho Đà Nẵng ở khu đô thị. Khu ngoại thành và khu vực nông thôn.

+ Phát triển môi trường bền vững để hỗ trợ cho sinh sống trên khu vực đất liền, bao gồm chăn nuôi và nông nghiệp.

+ Nguồn nước sạch ở tất cả các sông và hồ để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của môi trường sống dưới nước.

+ Bảo tồn và bảo vệ nguồn nước để thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Duy trì tiêu chuẩn cao nhất cho chất lượng nước và chất thải để nâng cao sức khỏe của con người, động vật và chất lượng môi trường nói chung.

- Khái quát hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng:

+ Nước thô được lấy từ sông, suối hồ, để xử lý tại Nhà máy nước (WTP).

+ Từ WTP, nước được xử lý được cấp đến các hồ chứa dịch vụ và đến các trung tâm phân phối nước (WDC) của khu đô thị mới, để phân phối cho người dùng trong mỗi đô thị.


Sơ đồ cấp nước

5.2.Xác định nhu cầu dùng nước

a) Tiêu chuẩn dùng nước:

Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006, có liên hệ thực tế dùng nước của địa phương là quy hoạch chuyên ngành cấp nước thành phố Đà Nẵng được duyệt theo quyết định số 9018/QĐ-UBND và đảm bảo tuân thủ theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD. Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I, tiêu chuẩn dùng nước được áp dụng như sau:

Bảng VII.11: Tổng hợp tiêu chuẩn dùng nước

Đối tượng dùng nước

Tiêu chuẩn dùng nước

Đơn vị

Sinh hoạt

175

l/người.ngày

Thương mại

6

l/m2 sàn.ngày

Công nghiệp

33

m3/ha.ngày

Logistíc

6

l/m2 sàn.ngày

Đại học

6

l/m2 sàn.ngày

Tổng các lượng nước

(TT)

m3/ngày

Nước tưới cây, rửa đường

10% các lượng nước trên

 m3/ngày

Thất thoát

12% các lượng nước trên

 m3/ngày

Tổng nhu cầu dùng nước

Tổng cộng các lượng nước trên

 m3/ngày

 

b) Nhu cầu dùng nước:

Tính toán nhu cầu nước 2030 cho 1.56 triệu dân cộng với 15% dân số đệm.

- Tổng hợp nhu cầu dùng nước trong ngày trung bình của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là: 786.000 m3/ngày 

- Hệ số dùng nước không điều hòa ngày, chọn hệ số K ngày max = 1,1

- Tổng nhu cầu dùng nước tính toán trong ngày dùng nước lớn nhất của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 là: 865.000 m3/ngày.

5.3.Nguồn nước

Theo quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2019, về việc phê duyệt Đề án tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

a) Trữ lượng nguồn nước

- Hiện trạng, trữ lượng nước mặt của thành phố Đà Nẵng khoảng 8,644 tỷ m3, trong đó trữ lượng nước mặt phát sinh tại các lưu vực sông nội tỉnh là 1,419 tỷ m3, chiếm 15,7%, trữ lượng nước mặt đến từ các sông liên tỉnh là 7,625 tỷ m3, chiếm 84,3% so với tổng trữ lượng nước mặt tiềm năng của Đà Nẵng.

- Lượng nước có thể phân bổ Sinh hoạt và công nghiệp theo từng giai đoạn là:

+ Đến năm 2020: 155,38 triệu m3/năm.

+ Đến năm 2030: 282,36 triệu m3/năm.

+ Đến năm 2045: 424,48 triệu m3/năm.

- Nguồn nước phân bổ: Thuộc 03 sông liên tỉnh (Vu Gia, Vĩnh Điện, Quá Giáng), 07 sông nội tỉnh và 21 hồ chứa thủy lợi hiện có, 01 hồ quy hoạch mới vào năm 2030 (hồ Sông Bắc).

b) Xác định nguồn nước:

Cấp nước cho thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 xác định là nguồn nước mặt. Các nguồn cấp nước chủ yếu của thành phố từ 2 con sông chính:

- Chuỗi sông Yên - Cầu Đỏ là nguồn cung cấp nước thô cho NMN Cầu Đỏ, NMN đề xuất quy hoạch mới cho hệ thống cấp nước Đà Nẵng.

- Sông Cu Đê là nguồn nước thô cho NMN Hòa Liên thuộc dự án mở rộng hệ thống cấp nước tại thành phố Đà Nẵng.

Các nguồn hỗ trợ bổ sung khai thác nước thô trong năm 2030:

- Nguồn nước suối: Suối Đá, suối Tình cấp nước thô cho NMN Sơn Trà, Suối Lương cung cấp nước thô cho NMN Hải Vân.

- Nguồn nước hồ: Hồ Hòa Trung cấp nước thô cho nhà máy nước Hòa Trung tại khu vực Khu công nghệ cao Đà Nẵng; và các mguồn nước hồ dự trữ khác cung cấp nước cho lưu vực sông Cu Đê, sông Túy Loan (một nhánh của sông Cầu Đỏ).

Chất lượng nước mặt đảm bảo chuẩn A theo QCVN 08:2015/BTNMT.

* Các vấn đề và thách thức: 


: Vị trí đề xuất xây dựng đập ngăn mặn​

- Hiện tại các nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm nếu không thực hiện các quy định bảo vệ.

- Lũ lụt đang ngày càng phức tạp hơn trong mùa mưa

- Nước nhiễm mặn vào mùa khô dẫn đến tình trạng thiếu nước vào thời điểm này trong năm.

Để đảm bảo nước biển không tràn ngược vào các con sông và để đạt được cũng cấp nước bền vững, những chiến lược sau đã được đưa ra:

- Định hướng năm 2030 xây dựng đập nước cho sông Hàn để nhằm ngăn mặn, trữ ngọt an toàn cấp nước trong ứng phó biến đổi khí hậu.

- Tầm nhìn đến năm 2045, đập ngăn nước được đề xuất cho Sông Hàn và Sông Cu Đê (tại cửa sông) về lâu dài nhằm ngăn nước mặn từ biển chảy vào các sông và giảm thiểu mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

- Hồ chứa nước cung cấp nước cho các con sông để duy trì mực nước tại các con sông và đảm bảo cung cấp nước.

c) Bảo vệ nguồn nước:

- Hành lang bảo vệ nguồn nước phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

- Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước lấy theo quy định tại QCVN 01-2008/BXD

+ Đối với nguồn nước mặt: Nước sông Cầu Đỏ, Sông Yên, Sông Cu Đê: tính từ điểm lấy nước lên thượng nguồn phạm vị bảo vệ là 500 m, xuôi hạ nguồn: 300m, cấm xây dựng, xả nước thải, nước kênh tưới, chăn nuôi, tắm giặt.

  + Khu vực bảo vệ nhà máy nước: Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước; Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.

+ Khu vực bảo vệ các đường ống nước thô dẫn từ đập An Trạch về về nhà máy nước Cầu Đỏ và từ đập Nam Mỹ về NMN Hòa Liên là 0,5m.

- Thực hiện quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2019, về việc phê duyệt Đề án tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

d) Đề xuất giải pháp trữ nước ngọt

Hồ chứa ở vùng cao điều tiết và giảm lượng xả trong mùa mưa. Nguồn nước sau đó sẽ được đổ lại ra sông trong mùa khô. Nó cũng giải phóng nước tưới cho đất nông nghiệp và cảnh quan trong thành phố trong mùa khô.


(Bảng Tổng hợp các hồ chứa nước ở vùng cao tại phụ lục)​

Tích hợp việc dự trữ nước mưa trong hồ chứa nước trên cao nguyên và năng lượng tái tạo vào  các giải pháp cấp nước

- Mùa mưa - giảm lưu lượng đỉnh và giảm lũ lụt ở hạ lưu

- Mùa khô xả nước trong mùa khô để chống lại việc nước nhiễm mặn

- Lưu trữ năng lượng - lưu trữ nước cũng đóng vai trò là năng lượng lưu trữ cho năng lượng mặt trời.


Quy trình ứng phó tích hợp đối với sự quản lý điện và năng lượng

Tại thành phố Đà Nẵng, có 22 hồ thủy lợi với tổng dung tích khoảng 45 triệu m3, tổng diện tích lưu vực do hồ chứa quy định là 86 km2;

Có 5 hồ với sức chứa hơn 1 triệu m3

Đồng Nghệ: 17,17 triệu m3;

Hòa Trung: 11,61 triệu m3,

Trước Đông: 2,3 triệu m3;

Hóc Khế: 1,0 triệu m3;

Bàu Tràm: 1,0 triệu m3;

Và 17 hồ nhỏ có dung tích dưới 0,5 triệu m3.

5.4. Công trình đầu mối và mạng lưới

b) Công trình khai thác nước thô

Hiện tại 2020

Công trình thu nước thô tại cửa thu NMN Cầu Đỏ; công suất 300.000 m3/ngày; hoạt động khi nước không bị nhiễm mặn.

Trạm bơm cấp 1 tại đập An Trạch công suất hiện tại 210.000 m3/ngày, đang nâng cấp lên thành 420.000 m3/ngày; hoạt động bổ sung cho NMN Cầu Đỏ khi nước thô tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn.

Trạm bơm cấp 1 tại đập Nam Mỹ công suất hiện tại 136.000 m3/ngày, đang triển khai dự án.

Giai đoạn 2030

- Xây đập ngăn mặn trên sông Cầu Đỏ, vị trí đề xuất phía hạ lưu NMN Cầu Đỏ. Khi đó công trình thu nước thô tại cửa thu NMN Cầu Đỏ sẽ hoạt động thường xuyên. Nâng công suất công trình thu nước lên 484.000 m3/ngày.

- Xây dụng công trình thu nước cho NMN quy hoạch mới, công suất:  176.000 m3/ngày.

- Xây dựng đập tạo hồ sông Bắc và công trình khai thác nước thô cho NMN Hòa Liên với công suất 264.000 m3/ngày.

* Tổng công suất khai thác nước thô đến năm 2030 sẽ là: 952.000 m3/ngày.

c) Hệ thống mạng lưới

- Mạng lưới tuyến ống cấp nước:

+ Bố trí mạng lưới tuyến ống chuyển tải, ống phân phối kết hợp mạng vòng và nhánh đảm bảo cấp nước đầy đủ và liên tục cho các khu vực được cấp nước.

+ Vạch tuyến: cơ bản vẫn theo định hướng quy hoạch 2013 và quy hoạch chuyên ngành cấp nước thành phố Đà Nẵng đã duyệt. Đề xuất bổ sung các tuyến ống truyền tải về khu vực phía Tây Nam thành phố đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển mở rộng sử dụng đát của thành phố trong quy hoạch điều chỉnh mới.

+ Đối với khu vực các quận nội thành cũ có hệ thống đường ống mới cải tạo cần kết hợp đấu nối hệ thống ống cũ và mới phải đảm bảo được lưu lượng cũng như áp lực yêu cầu.

+ Cải tạo sửa chữa hệ thống đường ống cũ có chất lượng kém  

+ Lắp đặt mới đường ống cấp nước sạch: F200 ÷ F1200

- Trạm bơm tăng áp : Tại các điểm áp lực và lưu lượng bị suy giảm sẽ xây dựng các trạm bơm tăng áp.

+ Trạm bơm tăng áp trên tuyến đường ĐT 602

+ Trạm bơm tăng áp trên tuyến đường DT 601 cấp cho xã Hòa Bắc.

+ Trạm bơm tăng áp trên tuyến đường Hoàng Văn Thái (khu vực qua đèo Đại La).

+ Trạm bơm tăng áp trên tuyến đường ĐH8 (cấp đến khu vực Hồ Đồng Nghệ).

- Cấp nước chữa cháy:

+ Thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy theo TCVN 2622-1995.

+ Hệ thống cấp nước chữa cháy thiết kế kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp (áp lực tối thiểu tại trụ cứu hỏa là 10m).

+ Tận dụng hệ thống sông, hồ xây dựng các vị trí bến bãi để xe cứu hỏa đến lấy nước khi có cháy.

-Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống: 

+ Tính toán thủy lực mạng lưới cho hai trường hợp. Tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất và kiểm tra trường hợp có cháy trong giờ dùng nước lớn nhất.

+ Về áp lực tính toán, mức áp lực tối thiểu của mạng cấp I tại các điểm bất lợi đảm bảo 8-10m.


ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT