Thắng cảnh và di tích
-
Đình Bồ BảnĐình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XIX bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị.
-
Đình Tuý LoanĐình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng
-
Di tích K20Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khi di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.
-
Khu nghĩ dưỡng Bà NàNúi Bà Nà nằm về phía tây thành phố Đà Nẵng, dựa lưng vào dãy Trường Sơn, cách trung tâm thành phố 28km tính theo đường chim bay, nhưng đi theo đường ôtô lên tới đỉnh đến 45km, trong đó có 26km đường đèo dốc quanh co.
-
Đình Quá Giáng
Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.
-
Sơn Trà - Khu bảo tồn thiên nhiên trong thành phốSơn Trà - một địa danh chỉ một bán đảo có diện tích 4.370ha, vừa chỉ một dãy núi dài 13,5km, án ngữ phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, tạo nên bức tường thành ngăn gió bão làm cho vũng Đà Nẵng kín gió, nơi neo đậu tàu thuyền an toàn hơn. Sơn Trà còn là một địa danh hành chính cấp quận gồm 7 phường kể từ khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1-1-1997).
-
"Nghĩa địa Tây ban nha" – chứng tích duy nhất về cuộc viễn chinh của thực dân PhápNhững phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân Việt Nam ở Đà Nẵng vào sáng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Bọn xâm lược đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Cho đến hết năm 1858, chúng vẫn không sao thực hiện được mục đích mở rộng địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, nhằm tạo một bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Tướng chỉ huy quân liên quân lúc bấy giờ là Đô đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, chúng chỉ để lại ở Đà Nẵng một đại đội lính và vài chiến hạm, số quân còn lại được chuyển vào đánh chiếm Gia Định.
-
Đình Hải ChâuĐình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1. Phía trước có hồ nước lớn, ở giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ "nhất". Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471).
-
Nghĩa trũng Hòa VangNăm 1864, theo đề nghị của Bố chánh tỉnh Quảng Nam là Đặng Huy Trước, vua Tự Đức đã ban lệnh quy tập hài cốt các nghĩa sĩ, nghĩa dân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng trong những năm 1858-1860, kể cả những nấm mồ vô thừa nhận vào 2 khu nghĩa trũng ở làng Phước Ninh và làng Nghi An.
-
Bia chùa Long ThủBia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau lưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658). Bia do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám, người làng Hải Châu viết. Nội dung bia nói về nguyên nhân xây dựng và tên gọi của chùa Long Thủ, tên họ những người đã đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng chùa cùng danh sách những mảnh đất được cúng.