Công trình công cộng
-
Chợ Hàn xưa và nayTrong "Thiên Nam tứ lộ đồ thư" được lập vào thế kỷ XVII, ghi rõ lộ trình từ đèo Hải Vân vào Quảng Nam như: "Ăn thì ở núi Hải Vân, trọ thì ở Chân Đằng, ăn thì ở chợ Hàn Quảng (tức chợ Hàn), trọ thì ở Tú Cú, ăn thì ở kho Hội An...".
-
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Đà Nẵng nằm trong cụm bảo tàng lưu giữ những kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Bảo tàng được xây dựng phỏng theo khuôn mẫu ngôi nhà thật của Bác ở thủ đô Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây.. và lưu giữ một số kỷ vật về cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc của Người, tạo ra một không gian vừa thiêng liêng vừa ấm áp, gần gũi.
-
Cầu Nguyễn Văn Trỗi – chứng nhân lịch sửCầu Nguyễn Văn Trỗi được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
-
Cung Thể thao Tiên Sơn – Đĩa bay giữa lòng thành phốThành phố Đà Nẵng đang đẹp hơn từng ngày với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ về ý tưởng, thiết kế cũng như công nghệ thi công và kỹ thuật hiện đại. Các công trình lớn lần lượt được xây dựng không chỉ đem lại diện mạo mới cho thành phố mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giao thông, văn hóa, thể thao và du lịch của Đà Nẵng. Một trong số đó phải kể đến Cung Thể thao Tiên Sơn - trung tâm thể thao tiêu biểu của thành phố với trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu thể thao và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, hội chợ, triển lãm mang tầm quốc gia và khu vực.
-
Đài Tưởng niệm - nơi ghi công các anh hùng liệt sỹNhững hy sinh, mất mát trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Đất nước ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã biết bao nhiêu lần phải đối diện với nạn ngoại xâm, từng lớp lớp người dân Việt Nam đã bỏ ruộng cày, xếp bút nghiên theo tiếng gọi của quê hương lên đường gìn giữ nền độc lập, bảo vệ từng mét vuông đất đai bờ cõi, từng vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo.
-
Cầu Trần Thị Lý – Cánh buồm căng gió ra biển lớnCầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý, và được nâng cấp thành cầu đường bộ, cùng với cầu Nguyễn Văn Trỗi làm nhiệm vụ thông thương, nối liền hai bờ sông Hàn.
-
Bảo tàng Điêu khắc Chăm - lưu giữ cả một quá khứ vàng sonTọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương, bên bờ sông Hàn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là niềm tự hào của người dân thành phố, là nơi tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Nẵng.
-
Chợ CồnLà địa điểm mua sắm quen thuộc của mọi người dân Đà Nẵng, chợ Cồn là nơi người mua có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi mặt hàng mình cần, với nhiều chủng loại, kiểu dáng với mức giá bình dân.
-
Cầu Sông Hàn- niềm tự hào của người dân Đà NẵngMột năm sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997), Đà Nẵng đã khởi công xây dựng cầu Sông Hàn – một công trình mang tính đột phá về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố lúc đó. Đây không chỉ là công trình chào mừng thiên niên kỷ thứ ba mà còn là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình của thành phố Đà Nẵng trẻ trung, năng động, biểu tượng cho một khát vọng vươn lên của người dân thành phố.
-
Nhà hát Trưng Vương trong lòng người Đà NẵngCó lẽ bất kỳ người dân Đà Nẵng nào khi được hỏi về các địa điểm quen thuộc, gắn liền với thành phố từ nhiều năm qua sẽ không ngần ngại kể tên các điểm như chợ Cồn, chợ Hàn hay nhà hát Trưng Vương. Bởi đây là những hình ảnh hết sức gần gũi, thân thuộc với người dân thành phố. Trong số đó, nhà hát Trưng Vương đối với người Đà Nẵng là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật lâu đời, gắn liền với sự phát triển của thành phố qua nhiều giai đoạn.