Đề án "Bảo tồn làng nghề nước mẳm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng”
Đăng ngày 23-12-2020 02:33, Lượt xem: 746

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề nước mắm Nam ô, gắn với phát triển du lịch - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc của Đà Nẵng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, UBND thành phố đã ban hành Đề án "Bảo tồn làng nghề nước mẳm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng”

Theo đó, sẽ xây dựng sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch. Trong đó tập trung các chỉ tiêu: Đạt sản lượng nước mắm tiêu thụ từ 200.000 - 250.000 lit/năm; Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, nhãn mác của sản phẩm để tạo thương hiệu riêng; Tăng thu nhập bình quân đầu người từ nghề đạt 3 - 4 triệu đồng/người/tháng vào năm 2020 và đạt 4,5 - 5 triệu đồng vào năm 2025; Xây dựng làng nghề nước mắm Nam Ô trở thành điểm du lịch của thành phố Đà Nẵng nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nước mắm và các sản phẩm liên quan của làng nghề. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tổng kinh phí dự trù để thực hiện Đề án "Bảo tồn làng nghề nước mẳm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” hơn 4,6 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước; nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm; nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án liên quan; kinh phí đóng góp của các tổ chức, các nhân và các nguồn hợp pháp khác.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề án đặt ra nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nghề làm nước mắm Nam Ô: khôi phục đội tàu đánh cá từ 3 - 4 chiếc để chủ động nguồn nguyên liệu – khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân đóng mới tàu thuyền, tham gia đánh bắt cá nhằm tăng qui mô và sản lượng cá phục vụ cho nghề mắm được ổn định. Đồng thời, đầu tư chỉnh trang đô thị, cải tạo lòng lề đường, quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu vực trong làng nghề nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại, mua sắm, tham quan của người dân địa phương và khách du lịch.

Trên cơ sở bảo tồn và phát huy ngành nghề, phương thức sản xuất truyền thống, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm có được sản phẩm mang vị truyền thống nhưng cũng đạt các tiêu chuẩn về chất luợng, nghiên cứu, đa dạng hóa về nhãn mác, mẫu mã chai đựng, các loại sản phẩm, giá thành hợp lý để tăng sự lựa chọn của khách hàng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường nhằm có kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân địa phương, khách du lịch đối với các sản phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô. Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, các chuỗi sản xuất - cung ứng nước mắm an toàn Nam Ô, qua đó từng bước nâng tầm thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

UBND thành phố giao UBND quận Liên Chiểu chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án. Đồng thời, xây dựng, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án.

Sở Du lịch hỗ trợ tổ chức triển khai tốt các hoạt động dịch vụ du lịch tại làng nghề nước mắm Nam Ô; có kế hoạch hỗ trợ, đưa làng nghề nước mắm Nam Ô trở thành một trong những điểm đến du lịch của Đà Nẵng. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.       

Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố hỗ trợ địa phương trong công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động của làng nghề nước mắm Nam Ôô, góp phần phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng.

File đính kèm
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác