Đánh giá chung về kết quả của PCI 2019 của Việt Nam
Đăng ngày 16-12-2020 09:51, Lượt xem: 116

Báo cáo PCI 2019 là kết quả điều tra, đánh giá phản hồi từ 10.846 doanh nghiệp dân doanh. Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100. Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất của năm 2017 lần lượt gồm: Quảng Ninh duy trì vị trí dẫn đầu với 73,40 điểm, đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh này giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI

1.Từ cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh

Báo cáo PCI 2019 là kết quả điều tra, đánh giá phản hồi từ 10.846 doanh nghiệp dân doanh. Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100. Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất của năm 2017 lần lượt gồm: Quảng Ninh duy trì vị trí dẫn đầu với 73,40 điểm, đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh này giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2019 là Đồng Tháp với 72,10 điểm, năm nay tiếp tục phá vỡ kỷ lục của chính mình, năm thứ 12 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Lần lượt ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là Vĩnh Long (71,30 điểm) và Bắc Ninh (70,79 điểm). Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2019 bao gồm Đà Nẵng (70,15 điểm), Quảng Nam (69,42 điểm), Bến Tre (69,34 điểm), Long An (68,82 điểm), Hà Nội (68,80 điểm) và Hải Phòng (68,73 điểm).

Xu hướng nổi bật của PCI 2019:

- Mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng: Năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp cho biết thái độ của chính quyền địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân là tích cực, mức cao nhất kể từ năm 2006 (48,3%), sau mức đáy 35,1% của năm 2015.

- Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn: Nhìn chung, các doanh nghiệp dân doanh đã có những đánh giá tích cực hơn về mức độ bình đẳng của môi trường kinh doanh so với những năm trước.

- Minh bạch có dấu hiệu được cải thiện: PCI 2019 ghi nhận các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin so với năm trước, song vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện một số chỉ tiêu tiếp cận thông tin quan trọng.

- Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự được củng cố: Chất lượng giải quyết tranh chấp của tòa án theo đánh giá của doanh nghiệp có sự cải thiện trong năm 2019 so với trước đây; tương tự, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương cũng có cải thiện.

- Chi phí không chính thức tiếp tục giảm: Điều tra PCI 2019 tiếp tục thu nhận những phản ánh tích cực của cộng đồng doanh nghiệp về nỗ lực của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức tại các địa phương.

- Cải cách hành chính có kết quả tích cực và cần đẩy mạnh hơn ở một số lĩnh vực: Điều tra PCI 2019 cho thấy những chuyển biến tích cực của công tác cải cách hành chính, qua cảm nhận của các doanh nghiệp về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố.

- Khó khăn trong triển khai dự án có công trình xây dựng: Những phản ánh của các doanh nghiệp qua các cuộc điều tra, khảo sát và hội nghị do VCCI tiến hành, cũng như qua nhiều kênh khác nhau cho thấy hiện nay các vướng mắc của doanh nghiệp khi triển khai dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính là rất lớn.

2.Từ cảm nhận của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều tra PCI - FDI năm nay có sự tham gia của 1.583 doanh nghiệp FDI của 21 tỉnh, thành phố có mật độ doanh nghiệp FDI tập trung cao nhất Việt Nam. Phần lớn doanh nghiệp FDI trong mẫu điều tra năm nay đến từ Châu Á, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo[1]. Chưa đến 1% doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực nông nghiệp/thủy sản hoặc khai thác tài nguyên như khai khoáng. Có 28% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ[2]. Năm 2019 ghi nhận sự gia tăng mạnh về tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, chiếm 4%.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp FDI thể hiện ở một số tín hiệu sau:

- Lần đầu tiên trong 10 năm thực hiện điều tra doanh nghiệp FDI của dự án PCI, có xu hướng gia tăng cả về quy mô lao động và quy mô vốn đầu tư ở các doanh nghiệp FDI. Dòng vốn FDI tăng không chỉ do các dự án mới, mà còn bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sẵn sàng mở rộng quy mô đầu tư hiện tại sau khi đã thực sự trải nghiệm môi trường đầu tư tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp FDI ghi nhận sự cải thiện ấn tượng trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tiếp cận đất đai (sau khi ban hành Luật Đất đai 2013) và chi phí không chính thức. Đặc biệt về chi phí không chính thức trong lĩnh vực xây dựng. Sử dụng một điều tra thực nghiệm có thể bảo vệ danh tính người trả lời, nhóm nghiên cứu phát hiện 48% doanh nghiệp FDI thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng trong năm qua đã chi trả thêm trung bình khoảng 24 triệu VND chi phí không chính thức để nhận được giấy phép này. Quan trọng là, các con số này có thể chưa phản ánh đúng mức chi phí thực tế, chưa tính đến các doanh nghiệp FDI đã bỏ qua việc xin cấp giấy phép xây dựng do lo ngại phải mất thêm chi phí không chính thức. Có nguy cơ rõ ràng, những loại tham nhũng này có thể khiến các doanh nghiệp đang hoạt động từ bỏ ý định mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp FDI đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp trong nước.

- Tiếp cận đất đai ổn định hơn song vẫn cần cải thiện hơn nữa việc bảo vệ quyền sử dụng đất. Sau khi Luật Đất đai 2013 ban hành, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đánh giá rủi ro bị thu hồi đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh là thấp hoặc rất thấp đã tăng từ mức trung bình 47,1% năm 2012 lên mức 79,5% năm 2019.


[1] Cụ thể là các lĩnh vực sau: thép tiền chế (9,2%), cao su và nhựa (7,2%), máy tính và sản phẩm điện tử (6,7%), dệt may (4,8%) và may mặc (3,16%).

[2] Lĩnh vực dịch vụ có nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động nhất là bán buôn/bán lẻ (9,4%) và tài chính - bảo hiểm (5,25%).

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT