Đánh giá chung về kết quả PCI 2020 của Việt Nam từ cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh
Đăng ngày 03-12-2022 02:03, Lượt xem: 52

Báo cáo PCI 2020 là kết quả điều tra, đánh giá phản hồi từ 8.633 doanh nghiệp dân doanh. Quảng Ninh duy trì vị trí dẫn đầu với 75,09 điểm - năm thứ 4 liên tiếp tỉnh này giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2020 là Đồng Tháp, một lần nữa vượt qua kỷ lục của chính mình, khi đạt 72,81 điểm và xác lập năm thứ 13 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2020 bao gồm Đà Nẵng (70,12 điểm), Vĩnh Long (69,34 điểm), Hải Phòng (69,27 điểm), Bến Tre (69,08 điểm), Hà Nội (66,93 điểm) và Bắc Ninh (66,74 điểm).

Báo cáo PCI 2020 là kết quả điều tra, đánh giá phản hồi từ 8.633 doanh nghiệp dân doanh. Quảng Ninh duy trì vị trí dẫn đầu với 75,09 điểm - năm thứ 4 liên tiếp tỉnh này giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng PCI. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2020 là Đồng Tháp, một lần nữa vượt qua kỷ lục của chính mình, khi đạt 72,81 điểm và xác lập năm thứ 13 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Lần lượt ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là Long An (70,37 điểm) và Bình Dương (70,16 điểm). Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2020 bao gồm Đà Nẵng (70,12 điểm), Vĩnh Long (69,34 điểm), Hải Phòng (69,27 điểm), Bến Tre (69,08 điểm), Hà Nội (66,93 điểm) và Bắc Ninh (66,74 điểm).

07 xu hướng nổi bật của môi trường kinh doanh Việt Nam, phản ánh những thay đổi chính sách ghi nhận từ năm 2016, năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của Chính phủ đến nay:

- Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn: Nhìn chung, các doanh nghiệp dân doanh đã có những đánh giá tích cực hơn về mức độ bình đẳng của môi trường kinh doanh so với những năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương ưu ái các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân hay chính quyền địa phương ưu tiên thu hút đầu tư FDI hơn so với thu hút đầu tư tư nhân trong nước đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân cho biết sự ưu đãi cho công ty lớn (cả nhà nước và tư nhân) là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2020 vẫn ở mức 53,9%, cho thấy chính quyền các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân.

- Thiết chế pháp lý cải thiện: Chất lượng giải quyết các vụ việc qua tòa án có sự cải thiện trong năm 2020; tương tự, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương cũng có chuyển biến tích cực.

- Chi phí không chính thức tiếp tục giảm: Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đánh giá tích cực hơn về công cuộc chống tham nhũng, theo đó một loạt các chỉ tiêu đo lường về tham nhũng (chi phí không chính thức) đã có cải thiện đáng kể.

- Tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh được đánh giá tích cực: Năm 2020 có 81% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “UBND tỉnh/thành phố linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp tư nhân”, vượt qua mức cao nhất năm 2019.

- Hiệu quả, hiệu lực thực thi tại địa phương cần được đẩy mạnh: Mặc dù môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua nhưng chất lượng thực thi cấp huyện, thị và sở, ngành vẫn là một điểm nghẽn lớn.

- Cải cách hành chính có bước tiến song cần đẩy mạnh ở một số lĩnh vực: Nhìn chung chất lượng giải quyết TTHC đã có chuyển biến tích cực, theo phản ánh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số lĩnh vực TTHC vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội hoặc trong việc cấp phép kinh doanh có điều kiện và một số loại giấy tờ cần thiết khác để doanh nghiệp đi vào hoạt động.

- Minh bạch cần tiếp tục được cải thiện: Tiếp cận thông tin quan trọng, bao gồm các tài liệu quy hoạch, đã có sự cải thiện song vẫn còn nhiều dư địa để chính quyền các địa phương tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các loại thông tin quan trọng.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT