Giải pháp chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua chỉ số PCI
Đăng ngày 03-12-2022 16:23, Lượt xem: 48

Để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì việc thực hiện các giải pháp về khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là giải pháp căn cơ trong năm qua của cả cộng đồng doanh nghiệp lẫn chính quyền thành phố.

Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể được đặt ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nâng cao vai trò của người đứng đầu và thực hiện tốt công tác phối hợp để triển khai thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như trong công tác hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao các chỉ số liên quan đến dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai, minh bạch tiếp cận thông tin, chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trường... của các sở, ngành, địa phương như: triển khai đưa 100% DVCTT đủ điều kiện lên mức 4; công khai thông tin đất đai, quy hoạch qua Cổng Thông tin đất đai, Hệ thống CSDL không gian đô thị và quy hoạch; triển khai Phần mềm quản lý giám sát các dự án đầu tư; triển khai Tổng đài đường dây nóng 1022... Đồng thời, tích cực, trách nhiệm sử dụng dữ liệu điện tử/số để thay thế thành phần hồ sơ thủ tục hành chính đã nộp; đặc biệt là thành phần hồ sơ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tại Công văn số 2709/UBND-STTTT ngày 07/5/2021 của UBND thành phố về việc thí điểm bỏ thành phần hồ sơ là bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các hồ sơ đã thực hiện tra cứu trên CSDL doanh nghiệp). Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các doanh nghiệp (theo từng lĩnh vực, loại hình) áp dụng, sử dụng các mô hình, ứng dụng công nghệ số phù hợp để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp thành phố.

Ngoài ra, để góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì việc thực hiện các giải pháp về khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là giải pháp căn cơ trong năm qua của cả cộng đồng doanh nghiệp lẫn chính quyền thành phố.

- Về phía doanh nghiệp, kết quả khảo sát PCI 2020, đã ghi nhận những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 mà DN trên địa bàn thành phố đã thực hiện. Cùng với giải pháp trực tiếp phòng chống dịch bệnh như Cung cấp khẩu trang, đồ bảo hộ và các hướng dẫn tuân thủ vệ sinh phòng dịch cho người lao động, thì các DN trên địa bàn cũng đã triển khai khá đa dạng các giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh như: Triển khai phương pháp và mô hình làm việc mới/linh hoạt; Tìm kiếm các giải pháp chuỗi cung ứng mới/thay thế; Dự trữ hàng hóa hoặc nguyên vật liệu; Cung cấp hoặc tham gia vào hoạt động đào tạo kỹ năng số để triển khai các phương pháp làm việc trực tuyến mới…

Bảng: Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 mà DN đã thực hiện

TT

Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 mà DN đã thực hiện

Tần suất

Tỷ lệ (%)

1

Dự trữ hàng hóa hoặc nguyên vật liệu

35

10.26%

2

Triển khai phương pháp và mô hình làm việc mới/linh hoạt

88

25.81%

3

Cung cấp hoặc tham gia vào hoạt động đào tạo kỹ năng số để triển khai các phương pháp làm việc trực tuyến mới

32

9.38%

4

Chi trả tiền nghỉ ốm cho những nhân viên tự cách ly

19

5.57%

5

Tìm kiếm các giải pháp chuỗi cung ứng mới/thay thế

38

11.14%

6

Cung cấp khẩu trang, đồ bảo hộ và các hướng dẫn tuân thủ vệ sinh phòng dịch cho người lao động

109

31.96%

7

Tăng cường tự động hóa các công đoạn sản xuất kinh doanh bằng việc sử dụng robot và thiết bị điện tử

8

2.35%

8

Không triển khai biện pháp nào

10

2.93%

9

Khác (nghỉ không lương, giảm lương cho hàng tháng cho người lao động)

2

0.59%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI 2020)

- Về phía chính quyền thành phố, bên cạnh các giải pháp từ phía tự thân DN thì trong thời gian qua thành phố cũng đã triển khai hàng loạt các chính sách hỗ trợ giảm nhẹ tác động tiêu cực của COVID-19 đến doanh nghiệp. Theo đó, một số chính sách hỗ trợ đã triển khai bao gồm: Giảm lãi suất; Giãn thời gian cho vay; Vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động; Gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng; Gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp; Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn.

+ Khi được hỏi về mức độ dễ dàng khi tiếp cận những chính sách này thì các DN cho rằng nhóm các giải pháp về chính sách liên quan đến Gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng; Gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp; Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn dễ tiếp cận hơn, theo đó các DN cho rằng các chính sách này là dễ tiếp cận chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,56%; 58,97%; 50,00%; 45,87% và 52,22%. Trong khi đó, nhóm các giải pháp chính sách liên quan đến lãi vay như Giảm lãi suất và Giãn thời gian cho vay dường như khó tiếp cận. Đặc biệt, có đến 80,41% DN cho rằng chính sách Vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động không dễ dàng tiếp cận.

Bảng: Mức độ dễ dàng/thuận tiện khi tiếp cận hỗ trợ từ chính sách

Chính sách mà doanh nghiệp
đã tận dụng được

Rất dễ

Dễ

Khá dễ

Không mấy dễ dàng

Hoàn
toàn không dễ dàng

(1) Giảm lãi suất

22,41%

0,00%

10,34%

43,97%

23,28%

(2) Giãn thời gian cho vay

14,29%

0,00%

20,00%

45,71%

20,00%

(3) Vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động

11,34%

0,00%

8,25%

44,33%

36,08%

(4) Gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng

31,62%

0,00%

23,93%

30,77%

13,68%

(5) Gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

35,04%

0,00%

23,93%

26,50%

14,53%

(6) Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất

29,59%

0,00%

20,41%

34,69%

15,31%

(7) Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

18,35%

0,00%

27,52%

33,03%

21,10%

(8) Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn

26,67%

0,00%

25,56%

30,00%

17,78%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI 2020)

+ Khi được hỏi về mức độ hữu ích của những chính sách này thì các DN cho rằng phần lớn các chính sách đề hữu ích với tỷ lệ lựa chọn từ “Rất hữu ích” đến “Khá hữu ích” đều chiếm tỷ lệ trên 72%. Ngoại trừ chính sách Vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động, tỷ lệ lựa chọn từ “Rất hữu ích” đến “Khá hữu ích” chỉ chiếm tỷ lệ trên 66,67%.

Bảng: Mức độ hữu ích của chính sách đối với các doanh nghiệp

Chính sách mà doanh nghiệp
đã tận dụng được

Rất hữu ích

Hữu ích

Khá
hữu ích

Không mấy hữu ích

Hoàn toàn không hữu ích

(1) Giảm lãi suất

36,46%

22,92%

13,54%

16,67%

10,42%

(2) Giãn thời gian cho vay

32,61%

21,74%

18,48%

18,48%

8,70%

(3) Vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động

26,44%

27,59%

12,64%

20,69%

12,64%

(4) Gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng

39,81%

23,30%

15,53%

15,53%

5,83%

(5) Gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

39,22%

23,53%

17,65%

11,76%

7,84%

(6) Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất

37,50%

21,59%

21,59%

11,36%

7,95%

(7) Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

31,96%

23,71%

21,65%

15,46%

7,22%

(8) Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn

41,25%

18,75%

16,25%

15,00%

8,75%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI 2020)

- Bên cạnh đó, kết quả khảo sát 2020 còn tổng hợp các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp đối với Nhà nước để có thể hỗ trợ, giúp doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng và ổn định hoạt động sau dịch COVID-19, cụ thể:

+ Tăng đầu tư công trong lĩnh vực dân dụng để các thành phần kinh tế khác được hưởng lợi, có công việc làm. Hiện nay đầu tư công phần lớn tập trung vào hạ tầng.

+ Mở rộng các hình thức hỗ trợ về thuế, và các hình thức cho vay đối với DN.

+ Đẩy mạnh chính sách kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

+ Khuyến khích gia tăng sản xuất và hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải theo đúng quy định pháp luật.

+ Ưu tiên hỗ trợ phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp tại địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 (tại Đà Nẵng, Quảng Nam) để kịp thời giúp đỡ cuộc sống cho người lao động bị mất việc làm, sau đó là khắc phục khó khăn và tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh.

+ Rà soát và tăng khả năng tiếp cận của DN đối với chính sách vay vốn lãi suất 0% trả lương cho lao động, gia hạn nộp thuế, BHXH, BHYT, BHTN.

+ Có những khoản tiền hổ trợ đến DN và có những chính sách thương mại thúc đẩy cung cầu.

+ Giãn thuế, giảm thuế, có những chính sách thương mại để thúc đẩy cung cầu, tạo điều kiện tối ưu để doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

- Đồng thời, kết quả khảo sát 2020 cũng hỏi DN về giả định khả năng xuất hiện làn sóng lần 2 dịch Covid-19 là 25% tại Việt Nam. Nếu khả năng này xảy ra, Nhà nước sẽ tái áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt và phong tỏa nền kinh tế như đã làm vào tháng Ba và tháng Tư năm 2020, thì mức độ đồng ý của DN với chính sách này lên đến 92,61%. Điều này cho thấy sự mong muốn và đồng lòng của DN đối với việc tuân thủ các yêu cầu của Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đem lại sự thuận lợi, an toàn cho cộng đồng DN và người dân. Sự đồng lòng này cũng là cơ sở quan trọng để chính quyền thành phố có thể thực hiện các biện pháp chống dịch một cách quyết liệt mạnh mẽ và kịp thời để có thể sớm ngăn ngừa các nguy cơ bùng phát và thiệt hại nặng nề trong các tình huống tương tự vào thời gian đến.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT