Nâng cao chất lượng đầu tư, vận hành đô thị thông qua việc áp dụng hiệu quả Mô hình thông tin công trình (BIM)
Sáng 19-7, Hội Xây dựng thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng BIM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, nhằm nhận diện, đánh giá đúng các vấn đề tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, nhất là về thể chế - cơ chế - chính sách phát triển BIM ở Việt Nam và tại thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Ủy viên BTV Liên hiệp Khoa học kỹ thuật thành phố, Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Lê Tùng Lâm và Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Xây dựng thành phố Võ Tấn Hà đồng chủ trì hội nghị.

Từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã xác lập định hướng chiến lược áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) thông qua Đồ án 2500/QĐ-TTg, nhằm tiết kiệm 10% chi phí và rút ngán 10% thời gian thi công. Năm 2021, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 347 và 348/QĐ-BXD hướng dẫn áp dụng BIM trong công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Gần đây, hệ thống tiêu chuấn quốc gia TCVN 14177-1 và 14177-2:2024 đã được công bố, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 19650 và IFC, tạo nên móng kỹ thuật cho chuyên đoi sô ngành xây clựng.
Năm 2023, Quyết định 258/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ đánh dấu bước ngoặt chính sách khi quy định lộ trình bắt buộc áp dụng BIM đối với công trình cấp I (từ năm 2023) và cấp II (từ năm 2025). Tiếp đó, Nghị định 175/NĐ-CP banh hành năm 2024 cụ thể hóa Luật Xây dựng sửa đổi, chính thức luật hóa việc bắt buộc áp dụng BIM đối với công trình cấp II thuộc dự án nhóm B trở lên.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Xây dựng thành phố Võ Tấn Hà nhận định, trong gần 10 năm qua, việc triển khai BIM trong hoạt động xây dựng, quản lý đô thị và trong các dự án công - tư trên cả nước, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.
Nhiều dự án áp dụng BIM nhưng chỉ dừng ở mức mô hình 3D trình diễn, chưa tích hợp tiến độ – chi phí – quản lý vận hành; các cơ quan quản lý chưa có công cụ giám sát chất lượng mô hình. Doanh nghiệp ngần ngại đầu tư do chưa có chính sách khuyến khích hoặc cơ chế chia sẻ rủi ro; thiếu kết nối dữ liệu giữa thiết kế – thi công – vận hành; đặc biệt, thiếu một thể chế dẫn dắt đồng bộ để biến BIM từ mô hình công nghệ thành công cụ quản lý đô thị, quản trị quốc gia.
“Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Đà Nẵng cần đẩy nhanh tiến trình áp dụng BIM theo hướng thực chất, thông minh, hiệu quả đối với tất cả các dự án công - tư, đa dạng các loại hình công trình xây dựng, từ công trình ngầm đến công trình nổi, từ công trình dân dụng đến nhà máy và công trình hạ tầng kỹ thuật. Trên tinh thần đó, Hội thảo không chỉ là nơi đánh giá thực trạng, nhận diện rõ các vấn đề mà đi sâu thảo luận vào giải pháp thực chất, khả thi và có thể triển khai ngay”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố cho biết.
Tại hội thảo, thông qua các bài tham luận, thảo luận, đóng góp ý kiến, các chuyên gia, nhà quản lý cùng thống nhất quan điểm, BIM chính là “bản đồ dữ liệu” của từng công trình, từng đô thị. Nếu làm chủ được BIM sẽ làm chủ được chất lượng đầu tư, vận hành đô thị và cả năng lực cạnh tranh của thành phố trong tương lai. BIM không phải là một phong trào; BIM là một bước chuyển thể chế. Do vậy, cải cách thể chế, cơ chế. chính sách là chìa khóa để giải phóng tiềm năng BIM tại Việt Nam và tại thành phố Đà Nẵng.
Từ những nhận định trên, nhiều kiến nghị, giải pháp được đề xuất như: xây dựng Đề án phát triển BIM của thành phố Đà Nẵng đến năm 2035, với lộ trình rõ ràng, mục tiêu cụ thể và danh mục dự án trọng điểm; thành lập Văn phòng điều phối BIM thành phố Đà Nẵng làm đầu mối hướng dẫn, kiểm soát, tổng hợp, đào tạo và kết nối các bên; lựa chọn một số dự án đầu tư công tiêu biểu để triển khai thí điểm Regulatory Sandbox BIM, qua đó hoàn thiện cơ chế chính sách, chuẩn hóa quy trình và đánh giá hiệu quả thực tế.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống CDE địa phương và thư viện BIM Object địa phương hóa, giúp tăng tính liên thông, tiết kiệm chi phí và tạo cơ sở cho mô hình hóa dữ liệu toàn thành phố; kết nối chặt chẽ giữa nhà nước – doanh nghiệp – trường viện để phát triển đội ngũ chuyên gia BIM đa tầng, từ Modeler – Coordinator – Manager đến các chuyên gia pháp lý, dữ liệu và vận hành.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng nhấn mạnh, BIM không còn là lựa chọn công nghệ đơn lẻ, mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết, một nền tảng số cốt lõi trong quản lý xây dựng và phát triển đô thị hiện đại.
“BIM không chỉ giúp mô hình hóa thiết kế 3D, mà còn tích hợp tiến độ (4D), chi phí (5D), vận hành (6D), bền vững môi trường (7D) và hướng đến kết nối với trí tuệ nhân tạo, IoT và đô thị số. BIM là “hạ tầng mềm” không thể thiếu cho công cuộc chuyển đổi số ngành xây dựng- đô thị- hạ tầng”, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thông tin.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng BIM trên địa bàn thành phố trong thời gian đến, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng cho rằng cần sớm khởi động quá trình xây dựng Đề án phát triển BIM thành phố Đà Nẵng, tích hợp với các chiến lược về đô thị thông minh, chuyển đổi số và đầu tư công hiệu quả; tăng cường hỗ trợ việc hình thành mạng lưới chuyên gia BIM địa phương, có năng lực kiểm định mô hình, đào tạo nhân lực và tư vấn cho các dự án công – tư.
Cùng với đó, tổ chức các chuỗi hội thảo chuyên đề tiếp theo, đi sâu vào từng chủ đề cụ thể như: tiêu chuẩn, pháp lý, Sandbox, CDE, đào tạo, tài chính, ứng dụng AI – GIS – IoT…; tạo không gian thử nghiệm chính sách (Sandbox BIM), qua đó cho phép linh hoạt triển khai mô hình mới, không bị ràng buộc cứng nhắc bởi các quy định chưa theo kịp thực tiễn.
“Nếu không làm chủ được BIM, chúng ta sẽ tụt hậu không chỉ về công nghệ, mà cả về năng suất, hiệu quả đầu tư và chất lượng phát triển đô thị. BIM không phải là chuyện của kỹ sư, đó là câu chuyện của lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước – doanh nghiệp – xã hội. Thành phố Đà Nẵng cam kết sẽ đồng hành, dẫn dắt và hỗ trợ để các kết quả của hội thảo hôm nay không dừng lại trên giấy, mà trở thành các sáng kiến – mô hình – chính sách cụ thể được triển khai ngay từ năm 2025”, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng chia sẻ.
Trong khuôn khổ hội thảo, các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp công nghệ, cơ sở đào tạo và Hội Xây dựng thành phố Đà Nẵng tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phối hợp nghiên cứu, phát triển mô hình BIM phù hợp với bối cảnh địa phương và nâng cao năng lực tư vấn ứng dụng số trong thiết kế xây dựng.
NGÔ HUYỀN
Phát triển phường An Hải thành trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng và văn hóa đặc trưng
Sáng 18-7, Đảng bộ phường An Hải tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có Chánh Văn phòng Thành ủy Trần Thắng Lợi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi.
Đoàn lãnh đạo thành phố dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 18-7, Đoàn lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do Phó Bí thư Thành ủy Ngô Xuân Thắng dẫn đầu đã đến dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 và di tích Thành cổ Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Ngàn đóa hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ
Hướng đến kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), sáng 18-7, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp cùng Viettel Đà Nẵng tổ chức chương trình “Hoa dâng mộ liệt sĩ” tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi thăm người có công tại phường An Hải
Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2025), sáng 18-7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi đến thăm, tặng quà gia đình thương binh 1/4 Đặng Ngọc Xảo (SN 1948) và gia đình thương binh 1/4 Trần Văn Tào (SN 1952), cùng trú phường An Hải, thành phố Đà Nẵng.
Ứng phó với Bão gần Biển Đông (Cơn bão WIPHA)
Ngày 18-7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng ban hành Công điện số 04/CĐ-PCTT về Ứng phó với Bão gần Biển Đông (Cơn bão WIPHA).
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!