Quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Đăng ngày 08-11-2021 10:29, Lượt xem: 1

Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là các lĩnh vực quan trọng để đảm bảo tính bền vững và tự cung cấp.

Định hướng phát triển quỹ đất nông nghiệp bao gồm, đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 2.000 ha. Đất sản xuất lúa hữu cơ sinh thái bền vững và các vùng chuyên canh sản xuất tập trung khoảng  2.200 ha.

Các vùng chuyên canh rau an toàn, rau hữu cơ tại các địa phương như: Vùng rau La Hường – Hòa Thọ Đông, Túy Loan Tây – Hòa Phong, Thạch Nham, Ninh An – Hòa Nhơn; Cẩm Nê, Yến Nê – Hòa Tiến,…); các vùng chuyên canh trồng hoa tại Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Phong, Hòa Liên,…; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại Trường Định (có thời hạn phù hợp để chuyển đổi theo định hướng quy hoạch sử dụng đất 2030, 2045), diện tích khoảng 50 ha.

Nông nghiệp truyền thống và kinh tế nông thôn được nâng cấp và cải thiện nhờ ứng dụng công nghệ cao để tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Qũy đất sử dụng cho nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao hướng tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nền nông nghiệp, hạn chế phát triển dàn trải trong đô thị và tránh chuyển đổi đất sang các hoạt động phi nông nghiệp; các khu vực có địa hình phức tạp xen lẫn, trong quá trình triển khai có thể xem xét chuyển đổi sang đất rừng sản xuất.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ đảm bảo cho Đà Nẵng duy trì khả năng tự cung cấp một phần và khả năng phục hồi trong sản xuất lương thực. Nó cũng cho phép Đà Nẵng trở thành trung tâm nghiên cứu, ươm tạo, trình diễn và chuyển giao sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho miền Trung Việt Nam trong tương lai.


Quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản định hướng (2030)

Khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chức năng như trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, trình diễn, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao và sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chuyên canh, sinh thái kết hợp du lịch. Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu ở phía Tây Nam Đà Nẵng nhằm hạn chế sự phát triển đô thị xâm lấn vào các khu vực nhạy cảm với môi trường.

Các khu vực nông nghiệp hiện tại vẫn được duy trì để đảm bảo sinh kế của người dân nông thôn, khuyến khích kết hợp phát triển sinh thái, cảnh quan và cho phép chuyển đổi dần dần theo quá trình đô thị hóa. Đồng thời, các khu vực nông nghiệp này sẽ được bảo vệ thành khu vực phát triển cho các khu đô thị mới mới sau năm 2030.

Đến năm 2030, quỹ đất dành cho nông nghiệp gồm 4.711 ha.  

Về lâm nghiệp, rừng sản xuất tập trung ở phía Tây và dãy núi Phước Tường, chiếm diện tích khoảng 16,316 ha. Rừng sản xuất cho phép phát triển lâm nghiệp toàn diện kết hợp sinh thái, cảnh quan; quản lý bằng công nghệ để tối ưu hóa độ che phủ rừng, đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái. Các khu vực rừng sản xuất có điều kiện thuận lợi, nhất là khu vực ven các tuyến sông, trong quá trình triển khai có thể xem xét chuyển đổi sang đất nông nghiệp.

Đối với quy hoạch diện tích đất rừng, theo Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đảm bảo ổn định tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đạt 45 – 46% .

Các nghiên cứu chi tiết hơn nên được thực hiện để việc quản lý lâm nghiệp đảm bảo phát triển bền vững.

Về ngành thủy sản, đây là ngành nghề sẽ được thúc đẩy và tăng cường như một yếu tố kinh tế quan trọng trong khu vực. Do đó, môi trường biển, nước lợ, sông và hồ sẽ được duy trì để đảm bảo tái tạo và phát triển các nguồn lợi thủy sản.  

Đầu tư nâng cấp Cảng cá, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, ứng dụng công nghệ cao và hiện đại hóa nghề khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thân thiện môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Toàn văn thuyết minh Đồ án và phụ lục 

+ Thuyết minh

+ Phụ lục kèm theo