Phân cấp khu vực quy hoạch và mật độ dân số
Đăng ngày 15-11-2021 08:46, Lượt xem: 22

Quy hoạch tổng thể định hướng một hệ thống phân cấp đô thị với các khu vực khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm, sinh sống và vui chơi. Hệ thống phân cấp đô thị này định hướng hình thành các đơn vị khác nhau trong thành phố dựa trên quy mô dân số sống trong khu vực đô thị. Các khu vực này sẽ phân chia Đà Nẵng và định hướng phân bố không gian việc làm, công viên và các cơ sở công cộng khác trong thành phố.

Phân cấp khu vực đô thị

Quy hoạch tổng thể định hướng một hệ thống phân cấp đô thị với các khu vực khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm, sinh sống và vui chơi. Hệ thống phân cấp đô thị này định hướng hình thành các đơn vị khác nhau trong thành phố dựa trên quy mô dân số sống trong khu vực đô thị. Các khu vực này sẽ phân chia Đà Nẵng và định hướng phân bố không gian việc làm, công viên và các cơ sở công cộng khác trong thành phố.

Theo đó, sự phân chia này sẽ là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất. Hệ thống phân cấp của các khu vực này dựa trên quy mô dân số, đặc điểm đô thị hiện tại, tổ chức hành chính, quy hoạch chung trước đây và dân số dự kiến ​​trong tương lai.

Dựa trên mức trung bình 150.000 đến 200.000 dân trên mỗi khu đô thị, Đà Nẵng sẽ được tổ chức thành các khu đô thị để có tổng dân số 1,79 triệu người vào năm 2030. Mỗi khu đô thị, lần lượt, có thể có tới 10 đơn vị ở, với dân số trung bình từ 15.000 đến 20.000 mỗi khu vực.


Phân cấp khu vực quy hoạch theo mô hình đô thị nhỏ

Thành phố Đà Nẵng được phân chia theo Mô hình khu đô thị nhỏ nhằm tạo điều kiện cho công việc, sinh sống và vui chơi. Hệ thống phân cấp đô thị thành các đơn vị khác nhau dựa trên quy mô dân số và phân bổ dân cư, cơ hội việc làm, không gian công cộng, công viên và dịch vụ đô thị. Một số nguyên tắc của Mô hình khu đô thị nhỏ được liệt kê dưới đây:

 Định hướng phân cấp của khu vực quy hoạch

Phương pháp phân cấp được áp dụng để hướng dẫn phân bổ dân cư, công viên và không gian xanh, dịch vụ và các cơ sở công cộng khác trong Thành phố.

Thành phố Đà Nẵng theo định nghĩa của ranh giới đô thị sẽ được tổ chức thành các khu đô thị để có đủ chỗ sinh sống cho tổng dân số 1,56 triệu người, cũng như dự phòng thêm 15% vào năm 2030. Các cơ sở hạ tầng xã hội như trường đại học, trung tâm đô thị, công viên thành phố, không gian giải trí, sân vận động và trung tâm y tế cũng sẽ được quy hoạch tương ứng.

Mỗi khu đô thị như vậy sẽ có tối đa 10 đơn vị ở với dân số khoảng 50.000 đến 200.000 người trong diện tích 500 đến 1.500 ha. Trong khu đô thị sẽ phân bố các cơ sở và dịch vụ như phòng khám đa khoa, trường trung học phổ thông, cơ sở văn hóa, công viên khu đô thị tại các Trung tâm phân tán hoặc Trung tâm khu đô thị. Trung tâm đô thị được dễ dàng tiếp cận thông qua việc định vị dọc theo các tuyến đường chính, liền kề với các nút giao thông và tại trung tâm địa lý của mỗi khu đô thị.

Mỗi đơn vị ở sẽ có dân số từ 18.000 đến 20.000 người. Tổ chức các cơ sở cấp đơn vị ở như cửa hàng thương mại địa phương, trường tiểu học và trung học cơ sở, phòng khám, cơ sở tôn giáo và công viên đơn vị ở. Các cơ sở này được quy hoạch dọc theo các tuyến đường huyết mạch và đường gom, và trong bán kính 500m để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cư dân.

Mỗi nhóm nhà ở sẽ được tổ chức với khoảng từ 1.400 đến 2.100 dân, với các cơ sở cộng đồng như công viên cộng đồng và trung tâm cộng đồng.

Hệ thống phân cấp đường được thiết lập dựa trên khoảng cách giữa các đường gồm: Trục giao thông chính: Khoảng cách từ 2 km đến 4km, trục giao thông chính xác định ranh giới của các phân khu đồng thời là hướng tiếp cận và kết nối mỗi phân khu. Đường liên khu vực: Trong khoảng cách 1,35km, các mạch đường chính dẫn lối vào trực tiếp đến từng trung tâm phân khu. Đường khu vực: Khoảng cách 900m, đường nhỏ xác định ranh giới của từng đơn vị ở.

Các công trình công cộng sẽ được xác định theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và theo phân cấp đô thị.

Các ngành nghề kinh doanh được bố trí ở rìa của mỗi phân khu để cung cấp cơ hội việc làm gần cho các đơn vị ở lân cận, và để đảm bảo rằng không gian việc làm được phân bố thuận lợi trong toàn thành phố. Các khu công nghiệp với vai trò là  trung tâm việc làm phi tập trung cũng được định hướng có khoảng cách với các khu đô thị.


Định hướng phân cấp của khu vực quy hoạch

Dựa trên Mô hình khu đô thị nhỏ và các đặc điểm địa điểm khác, Đà Nẵng được tổ chức thành 19 khu đô thị tại 12 phân khu với bản sắc riêng biệt. Các khu đô thị và dân số của mỗi khu đô thị được liệt kê trong Bảng dưới đây. 

Phân khu

Dân số

Phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông – VS

484.000

- Khu VS1 (WHR1)

154.000

- Khu VS2 (WHR2)

99.000

- Khu VS3 (EHR1)

104.000

- Khu VS4 (EHR2)

51.000

- Khu VS5 (EHR3)

40.000

- Khu VS6 (EHR4)

36.000

Phân khu ven Vịnh Đà Nẵng - VV (BA)

192.000

- Khu VV1 (BA1)

117.000

- Khu VV2 (BA2)

75.000

Phân khu cảng biển Liên Chiểu - CB (PA)

19.000

Phân khu Công nghệ cao - CN (HTP)

314.000

- Khu CN1 (HTP1)

34.000

- Khu CN2 (HTP2)

71.000

- Khu CN3 (HTP3)

95.000

- Khu CN4 (HTP4)

114.000

Phân khu trung tâm lõi xanh - LX (CH)

61.000

- Khu LX1 (CH1)

18.000

- Khu LX2 (CH2)

43.000

Phân khu Đổi mới sáng tạo - ST (UA)

233.000

- Khu ST1 (UA1)

132.000

- Khu ST2 (UA2)

101.000

Phân khu sân bay - SB (AP)

104.000

Phân khu sườn đồi - SD (HR)

270.000

Phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - NN (HTA)

27.000

Phân khu dự trữ phát triển - DT (AA)

62.000

Phân khu sinh thái phía Tây – STT (WEA)

21.000

Phân khu sinh thái phía Đông - STĐ (STNTA)

7.000

Tổng cộng

1.794.000

Ranh giới khu đô thị được xác định bởi các con đường chính (đường cao tốc và các đường huyết mạch) và các hành lang xanh. Dân số được định hướng phân bố đều khắp Đà Nẵng, với khu vực có dân số đông nhất nằm ở khu vực phát triển mới tại Phân khu Sườn đồi như một mô hình cho cuộc sống mật độ cao trong tương lai tại Đà  Nẵng. Một số khu đô thị gần như không có dân cư hoặc có dân số thấp (như Khu đô thị cảng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ cao,…)


Định hướng phân cấp 18 Khu đô thị (với dân số tương ứng)

Để phù hợp với dân số dự kiến 1,56 triệu người, đồng thời giảm thiểu tình trạng dàn trải đô thị, Đà Nẵng cần tăng mật độ dân số nói chung.

Theo đó, mật độ dân số tại các khu đô thị Đà Nẵng được định hướng nằm trong khoảng từ mật độ thấp khoảng 1.000 người/km2, đến mật độ cao lên tới 15.000 người/km2 tạo nên mật độ dân số trung bình 6.100 người/km2.


Định hướng mật độ của khu vực quy hoạch

Nhìn chung, mật độ dân số cao nhất tập trung ở các phân khu dọc theo Vịnh Đà Nẵng và Phân khu Sườn đồi. Các khu vực đô thị hiện tại ở trung tâm Thành phố và bờ Đông sẽ chuyển đổi thành các khu vực sử dụng hỗn hợp, khuyến khích đất đơn vị ở kết hợp thương mại, dịch vụ nhưng được duy trì với mật độ cao. Trong khi đó, mật độ dân số thấp nhất nhất là ở các phân khu chức năng chuyên biệt.

Hiện tại, Khu đô thị Sân bay có mật độ dân số khá cao. Các khu dân cư này sẽ dần dần được tái phát triển với mật độ thấp hơn nhằm nâng cao điều kiện sống đồng thời dự trữ cho việc mở rộng sân bay trong tương lai.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dân số Đà Nẵng dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 1,79 triệu vào năm 2030. Để phân bổ đất đơn vị ở cho số lượng cư dân này, tổng số 9.591 ha đất đơn vị ở được định hướng. Cụ thể, theo quy hoạch dân cư sẽ thực hiện tái cấu trúc và mở rộng thành 18 khu đô thị tích hợp nhà ở với không gian thương mại và giải trí, cơ sở hạ tầng xã hội và các tiện ích khác. Tăng thêm số lượng dân cư trong khu vực đô thị hiện trạng, đồng thời vẫn giữ các khu nhà ở dành cho hộ gia đình đơn lẻ chất lượng cao với mật độ dân cư thấp ở các khu vực ngoại ô phía Nam thành phố.


Quy hoạch dân cư định hướng

Đồng thời, phân bổ hệ số sử dụng đất từ trung bình đến cao phù hợp với bối cảnh hiện trạng, cơ sở hạ tầng và đặc điểm hiện có. Các khu dân cư hệ số sử dụng đất cao chủ yếu tập trung ở các khu vực có giá trị cao xung quanh trung tâm thành phố và các khu vực ven biển, cũng như các khu vực phát triển mới ở phía Tây. Nhà ở có hệ số sử dụng đất trung bình sẽ được phân bổ xung quanh sân bay và xung quanh các ngọn đồi ở lõi xanh trung tâm Đà Nẵng. Triển khai một khu đô thị cao tầng mới gần các ngọn đồi phía Tây hài hòa với môi trường tự nhiên, như một đô thị kiểu mẫu cho sự phát triển của các đơn vị ở trong tương lai sau năm 2030. Các khu vực nội đô, khu đô thị hiện hữu nơi dân cư đang sinh sống, tập trung nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ được xác định là đất đơn vị ở kết hợp thương mại dịch vụ, trung gian giữa đất đơn vị ở thuần túy và đất sử dụng hỗn hợp.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phân bổ lao động được phân bổ đồng đều trong mỗi phân khu. Những khu vực có phân bổ lao động cao nhất ở trung tâm đô thị và các Khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và trung tâm chuyên ngành Logistics.

Phân khu

Lao động

Phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông - VS

424.000

- Khu VS1 (WHR1)

157.000

- Khu VS2 (WHR2)

15.000

- Khu VS1 (EHR1)

107.000

- Khu VS2 (EHR2)

80.000

- Khu VS3 (EHR3)

36.000

- Khu VS4 (EHR4)

29.000

Phân khu ven Vịnh Đà Nẵng - VV (BA)

48.000

- Khu VV1 (BA1)

31.000

- Khu VV2 (BA2)

17.000

Phân khu cảng biển Liên Chiểu - CB (PA)

32.000

Phân khu Công nghệ cao - CN (HTP)

223.000

- Khu CN1 (HTP1)

87.000

- Khu CN2 (HTP2)

76.000

- Khu CN3 (HTP3)

22.000

- Khu CN4 (HTP4)

38.000

Phân khu trung tâm lõi xanh - LX (CH)

126.000

- Khu LX1 (CH1)

79.000

- Khu LX2 (CH2)

47.000

Phân khu Đổi mới sáng tạo - ST (UA)

134.000

- Khu ST1 (UA1)

63.000

- Khu ST2 (UA2)

70.000

Phân khu sân bay - SB (AP)

4.000

Phân khu sườn đồi - SD (HR)

35.000

Phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - NN (HTA)

17.000

Phân khu dự trữ phát triển - DT (AA)

31.000

Phân khu sinh thái phía Tây – STT (WEA)

21.000

Phân khu sinh thái phía Đông - STĐ (STNTA)

6.000

Tổng cộng

1.100.000

Phân bố lao động toàn đô thị

Phân loại mật độ dân số và kiểu nhà ở

Dân số Đà Nẵng hiện trạng khoảng 1,13 triệu người (năm 2019). Hầu hết các khu dân cư hiện trạng đều là nhà ở liền kề thấp tầng, mật độ dân số khoảng 2.000 đến 3.000 người mỗi km vuông.

Hiện nay, quỹ đất thuận lợi xây dựng đô thị ở Đà Nẵng còn lại ít (chỉ có 18,8% diện tích đất là đất trống có thể phát triển). Với định hướng dân số khoảng 1,56 triệu dân vào năm 2030, Đà Nẵng cần thay đổi chiến lược phát triển đô thị và áp dụng mật độ dân số cao hơn.

Các khu vực mật độ thấp hiện tại cần được tăng lên, trong khi các khu đô thị mật độ cao cần được triển khai để cung cấp không gian sống chất lượng cho người dân. Mật độ dân số trung bình ở Đà Nẵng được định hướng là 10.000 người/km2. Hệ số sử dụng đất cho nhà ở được tính theo mật độ dân số. Dựa trên tiêu chuẩn 35 m2/người, ba hệ số sử dụng đất trung bình nhà ở cho Đà Nẵng được áp dụng như sau: Nhà ở có hệ số sử dụng đất cao: Hệ số sử dụng đất cao sẽ ở vùng Ven mặt nước và vùng Sườn đồi. Hệ số sử dụng đất trung bình sẽ là 1,8 đến 2,5, với mật độ từ 140 đến 190 hộ gia đình mỗi hecta. Nhà ở hệ số sử dụng đất trung bình: Hệ số sử dụng đất trung bình sẽ ở vùng Lõi xanh trung tâm. Hệ số sử dụng đất ở đây được định hướng là 1,2 đến 1,5, với mật độ từ 90 đến 120 hộ gia đình mỗi hecta. Nhà ở hệ số sử dụng đất thấp: Hệ số sử dụng đất thấp sẽ được lựa chọn cho một vài khu vực dân cư hiện trạng với mật độ nhà ở thấp và ở rìa của các khu vực đô thị. Hệ số sử dụng đất trung bình sẽ là 0,5 đến 0,8, với mật độ từ 30 đến 60 hộ gia đình mỗi hecta.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Toàn văn thuyết minh Đồ án và phụ lục 

+ Thuyết minh

+ Phụ lục kèm theo