Theo định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ có kết nối tốt cả trong và ngoài khu vực Đà Nẵng mở rộng, giao thông thành phố định hướng một hệ thống đường mới với hệ thống phân cấp đường rõ ràng. Việc phân cấp đường nhằm phân biệt vai trò và chức năng cho từng loại đường để quy định tốc độ và việc tham gia giao thông.
Đường bộ
Tuyến đường Cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi đã được xây dựng và đưa vào khai thác với chiều dài qua địa phận Đà Nẵng dài 7.97km kết nối Đà Nẵng (nút giao thông khác mức Túy Loan) với Quảng Nam – Quảng Ngãi. Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan đang trong giai đoạn hoàn thiện kết nối Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Quốc lộ 1 đoạn qua Đà Nẵng từ Hải Vân đến Hòa Phước có tổng chiều dài 36,2km.
Quốc lộ 14B từ cảng Tiên Sa đến nút giao thông Túy Loan với chiều dài 24,0km.
Tuyến đường tránh Đà Nẵng: đã hoàn thành giai đoạn 1 với chiều dài 18km, nối từ phía nam hầm Hải Vân đến Túy Loan (quốc lộ 14B) với nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 10.5m.
Hầm Hải Vân là hầm dài nhất ở Đông Nam Á có chiều dài 6.28km, nằm trên quốc lộ 1 giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế ở miền Trung. Hiện nay hầm đang trong quá trình thi công mở rộng thêm một đường hầm Hải Vân 2 và dự kiến đưa vào khai thác vào cuối năm 2020.
Nâng cấp đường ĐT604 thành đường quốc lộ lấy tên là QL14G. Mặt cắt đường tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
Tuyến đường vành đai thành phố bao gồm đường Vành đai phía Nam (Hòa Phước – Hòa Khương), Vành đai phía Tây (Đoạn QL14B- đến khu CNTTTT) đang được xây dựng.
Theo định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ có kết nối tốt cả trong và ngoài khu vực Đà Nẵng mở rộng, giao thông thành phố định hướng một hệ thống đường mới với hệ thống phân cấp đường rõ ràng. Việc phân cấp đường nhằm phân biệt vai trò và chức năng cho từng loại đường để quy định tốc độ và việc tham gia giao thông.
Đường cao tốc Quốc gia là đường cao tốc nối từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế nằm trong hệ thống đường cao tốc quốc gia. Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Trong khi đó cao tốc La Sơn – Túy Loan (nối Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế) chuẩn bị được đưa vào khai thác, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi như một phần của hệ thống đường cao tốc quốc gia.
Đường QL1 hiện có và kết hợp phần Đường hầm Hải Vân tạo thành trục liên kết Bắc và Nam. QL14B được nâng cấp mở rộng đoạn từ nút giao Túy Loan đến cầu Hà Nha (tỉnh Quảng Nam). QL14G đã được nâng cấp từ đường ĐT604 và tiếp tục nâng cấp quốc lộ 14G từ huyện Hòa Vang đi Tây Giang (Quảng Nam).
Đường vành đai ngoài gồm đường Vành Đai phía Tây kết nối đường tránh Nam hầm Hải Vân với QL14B tại nút giao với đường Hòa Phước – Hòa Khương, là tuyến đường bao ngoài để tránh cắt qua khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng. Cần có các biện pháp quản lý, phân luồng giao thông cần thiết để phân bố, chuyển hướng lưu lượng.
Quy hoạch bổ sung tuyến đường giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ Nguyễn Tất Thành (nối dài) qua Quốc lộ 14B gần Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển. Kéo dài tuyến đường vành đai phía Tây 2 đến đường vành đai phía Nam. Quy hoạch và xây dựng tuyến đường mới kết nối trực tiếp từ Cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan. Quy hoạch và tiếp tục xây dựng bổ sung các tuyến ven sông (sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò) vào hệ thống mạng lưới đường phố chính đô thị.
Mạng lưới kết nối giao thông thành phố
Mặt cắt |
Tên đường, mặt cắt (m) QHC 2020 |
QHC 2013 |
Ghi chú |
1-1 |
Nguyễn Tất Thành (10.0+10.5+4.0+10.5+10.0= 45.0) |
Đã có |
|
2-2 |
Đường Số 5 – KCN Hòa Khánh (6.0+11.25+2.0+11.25+6.0= 36.5) |
Đã có, không thể hiện mặt cắt |
Thể hiện mặt cắt |
3-3 |
Các tuyến quy hoạch mới (5.0+7.5+2.0+7.5+5.0= 27.0) |
Không có |
Bổ sung, nối thẳng ĐT601 kết nối đến đường ĐT602. |
4-4 |
Quốc Lộ 1A (Trường Chinh) (2+5.5+0.75+7.3+0.7+10.5+2.0+10.5+5.0= 44.25) |
Đã có, điều chỉnh mặt cắt |
Bổ sung tuyến LRT tương lai và tuyến đường gom dọc đường sắt hiện trạng |
5-5 |
Quốc Lộ 1A (Nguyễn Lương Bằng -Tôn Đức Thắng) 5.0+10.5+2.0+10.5+5.0= 33.0 |
Đã có |
|
6-6 |
Tuyến quy hoạch mới (5.5+10.5+8.0+10.5+5.5= 40.0) |
Không có |
Bổ sung tuyến đi giữa đường cao tốc và đường Vành đai Tây tạo thêm 1 vòng Vành đai mới. |
7-7 |
Quốc lộ 14B. (10+10.5+2+10.5+10= 43.0) |
Đã có |
|
8-8 |
Cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi. (0.75+10.5+3.0+10.5+0.75= 25.5) |
Đã có |
|
9-9 |
Đường Vành Đai Phía Tây (5.5+7.5+4.0+7.0+1.5+10.0+5.5= 41.0) |
Đã có, điều chỉnh tuyến |
Điều chỉnh tuyến vành đai Tây kết nối vào đường Vành đai phía Nam và kết nối vào đường tránh Nam hầm Hải Vân |
10-10 |
Đường Vành Đai Phía Tây 2 (6.0+13.0+1.5+7.0+4.0+10.5+6.0= 48.0) |
Điều chỉnh tuyến và thay đổi mặt cắt, |
Điều chỉnh tuyến và thay đổi mặt cắt phù hợp với mặt cắt đã thiết kế |
11-11 |
Đường Nguyễn Phước Lan (10+10.5+6+10.5+10=47.0) |
Đã có, không thể hiện mặt cắt |
Thể hiện mặt cắt |
12-12 |
Võ Chí Công – Nguyễn Hữu Thọ (9+10.5+2+10.5+9=41.0) |
Đã có tuyến và đổi mặt cắt |
Thay đổi mặt cắt phù hợp với hiện trạng |
Tổng hợp một số tuyến đường phố chính
*Mạng lưới đường vận chuyển hàng hóa định hướng.
Để phát triển Đà Nẵng thành một trung tâm logistic gắn với cảng hàng không và cảng biển, quy hoạch chung định hướng tuyến vận tải chuyên dụng kết nối giữa Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng và cảng Tiên Sa (đến 2030), cảng Liên Chiểu nhằm giảm xung đột giữa giao thông vận tải hàng hóa và giao thông đô thị thành phố.
Cảng Tiên Sa sẽ tiếp tục chức năng với vai trò hàng hóa và logistics đến năm 2030, trước khi Cảng Liên Chiểu đưa vào hoạt động. Theo đó, tuyến vận chuyển hàng hóa chính kết nối với Cảng Tiên Sa được quy hoạch dọc theo đường AH17 (Yết Kiêu, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Tiên Sơn, Cách Mạng Tháng 8, Trường Sơn, Quốc lộ 14B) và đường Quốc lộ 14G nhằm cung cấp kết nối trực tiếp đến đường Vành đai ngoài, CHKQT Đà Nẵng và đường cao tốc Quốc gia. Cần có các giải pháp tổ chức giao thông phù hợp cho tuyến vận tải này đặc biệt đoạn khu vực đô thị hiện tại ( đoạn từ nút Ngũ Hành Sơn - cầu Tiên Sơn đến nút giao Yết Kiêu – Lê Đức Thọ) để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn và xung đột giao thông.
Tuyến vận chuyển hàng hóa chính kết nối với cảng Liên Chiểu bao gồm đường vành đai phía Tây, đường vành đai phía Nam vào đường Cao tốc và Quốc lộ. Trong khi đó, tuyến đường vận tải của CHKQT Đà Nẵng được kết nối gồm Quốc lộ 14B và Quốc lộ 1A và sau đó kết nối đường Vành đai và đường cao tốc.
Mạng lưới vận chuyển hàng hóa định hướng
Đường sắt
Định hướng đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam tốc độ cao chạy song song bên cạnh về phía Đông đường cao tốc Bắc Nam. Di dời ga Đà Nẵng hiện trạng ra khỏi trung tâm thành phố. Xây dựng tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam đoạn qua địa bàn thành phố đi chung hành lang với tuyến đường sắt tốc độ cao.
Ga khách Đà Nẵng mới đặt tại khu đất thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trục đường Bà Nà - Suối Mơ khoảng 1,1km về phía Bắc có quy mô dự kiến với tổng diện tích đất dành cho khu ga Đà Nẵng và khu phát triển đô thị tích hợp khoảng 300ha, trong đó dự kiến diện tích khu ga hành khách khoảng 30ha, Depot đường sắt cao tốc khoảng 60ha. Bao gồm công trình kiến trúc, hạ tầng tại khu ga tích hợp (đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao; depot, kho hàng hóa (phục vụ cho địa phương) và các công trình phụ trợ khác có liên quan.
Quy mô cụ thể sẽ được cập nhập và phát triển theo quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia, quy hoạch ga đường sắt do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ga đường sắt này kết nối trực tiếp với cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trung tâm thành phố hiện tại bằng mạng lưới xe khách và phương tiện công cộng.
Đồng thời, tái phát triển khu vực ga đường sắt cũ và hành lang đường sắt cũ thành khu vực sử dụng hỗn hợp và công trình công cộng. Dự trữ khu đất phía Bắc sông Cu Đê để quy hoạch một khu đầu mối giao thông, kho hàng hóa nằm phục vụ nhu cầu phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao về sau. Xây dựng ga Phát triển tại khu vực ga Kim Liên cũ thành Ga hàng hóa đường sắt phục vụ Cảng Liên Chiểu. Quy mô xây dựng cụ thể các ga sẽ được cập nhập và phát triển theo quy hoạch ga đường sắt do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Định hướng giao thông đường sắt
Đường hàng không:
Đến năm 2030, đất tại vành đai sân bay và xung quanh sẽ được quy hoạch và bảo vệ để mở rộng trong tương lai. Tiếp tục nâng cấp, phát triển cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách/năm đến năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu này, đề nghị sớm đầu tư nhà ga T3 và cơ sở hạ tầng liên quan. Đồng thời các cơ sở của CHKQT hiện tại cần được nâng cấp trong giai đoạn này nhằm tăng hiệu quả vận hành CHKQT đến năm 2030. Phát triển, mở rộng đồng bộ các công trình cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không theo quy hoạch để trở thành Trung tâm logistics chuyên dụng. Phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, thiết lập sự liên kết giữa các loại hình vận tải khác nhau. Tăng cường sự hợp tác liên kết với các hãng hàng không trong nước và quốc tế để tăng các đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng.
Đồng thời, điều chỉnh quy hoạch sân bay và dự báo không lưu đầy đủ nhằm dự báo nhu cầu tăng trưởng và yêu cầu phát triển của sân bay trong 15 đến 20 năm đến để xác định rõ hơn các yêu cầu cho sự phát triển của CHKQT Đà Nẵng. Nghiên cứu mở rộng và kết nối giao thông về phía Tây sân bay để phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách nhằm giảm tải cho phía đô thị trung tâm thành phố. Đề xuất đối với các Bộ ngành Trung ương và Chính phủ về việc ưu tiên sử dụng CHKQT Đà Nẵng cho mục tiêu sử dụng hàng không dân dụng.
Cuối cùng, cần có mối quan hệ chặt chẽ với đường băng quân sự nhằm chia sẻ không phận, các hạ tầng và dịch vụ để đảm bảo sự an toàn, tính liên tục và sự hiệu quả trong vận hành.
Đối với sân bay Nước Mặn, đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng nghiên cứu khả năng chuyển đổi, đầu tư nâng cấp để khai thác lưỡng dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Dự kiến khu vực đất được thu hồi để mở rộng đô thị sân bay
Quy hoạch không gian thành phố với độ cao phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bay tại khu vực thành phố Đà Nẵng ( hoạt động bay của Hàng không dân dụng và Quân sự tại cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng và sân bay Nước Mặn). Quy hoạch bề mặt giới hạn độ cao chướng ngại vật hàng không khu vực thành phố Đà Nẵng bao gồm toàn bộ không gian thành phố để quản lý xây dựng hợp lý về cao độ công trình, thuận lợi cho giao thông hàng không cũng như bảo vệ vùng trời trên toàn thành phố:
Dải bay sân bay Quốc tế Đà Nẵng được giới hạn bởi các điểm A-B-C-D-E-F. Mép dải bay cách tim đường cất, hạ cánh gần 150m, đầu dải bay cách đường cất, hạ cánh gần nhất 360m. Bề mặt tiếp hạ cánh, cất cánh xuất phát từ đầu dải bay đến cự ly 3172m: Độ dốc 1,6%; giới hạn độ cao tại cự ly 3172m là 50m; góc mở ngang về 2 phía: Tại điểm A, B: 15º; tại điểm C, D: 14,3º; tại điểm E, F: 13,5º (trong phần này được thể hiện bởi 5 đường đẳng cao, với độ cao tương ứng là 10m, 20m, 30m, 40m và 50m). Tĩnh không sườn về phía Đông sân bay bao gồm bề mặt chuyển CT1 (giới hạn độ cao tại cự ly 500m là 50m với độ dốc 10% từ mép dải bay), bề mặt ngang trong NT1 (độ cao tối đa là 50m song song cách tim đường CHC 1000m ngoài CT1), bề mặt chuyển tiếp CT2 (được thể hiện bởi 7 đường đẳng cao, với độ cao tương ứng là 50m, 60m, 70m, 80m, 90m, 100m và 110m cách tim đường bay 3000m), bề mặt ngang ngoài NN1 (độ cao là 110m ngoài CT2). Tĩnh không sườn phía Tây sân bay bao gồm bề mặt chuyển CT3 (giới hạn độ cao tại cự ly 500m là 50m với độ dốc 10% từ mép dải bay), bề mặt ngang trong NT2 (độ cao tối đa là 50m ngoài CT3 đến giới hạn bán kính 4000m), bề mặt hình nón HN (được thể hiện bởi 6 đường đẳng cao, với độ cao tương ứng là 50m, 70m, 90m, 110m, 130m và 150m ngoài NT2 đến giới hạn bán kính 6000m), bề mặt ngang ngoài NN2 (độ cao là 150m độ dốc 0% ngoài HN).
Dải bay sân bay nước mặn có kích thước 1020mx150m. Mép dải bay cách tim đường CHC khoảng 75m về 2 phía, đầu dải bay cách đầu đường CHC 60m về 2 đầu. Bề mặt tiếp hạ cánh, cất cánh xuất phát từ đầu dải bay đến cự ly 1375m: Độ dốc 8%; giới hạn độ cao tại cự ly 1375m là 110m, góc mở ngang về 2 phía: 12,86º. Tĩnh không sườn xuất phát từ mép dải bay trở ra về 2 phía đến cự ly 314m: Độ dốc 35%; giới hạn độ cao tại cự ly 314m là 110m.
Ngoài ra, giới hạn cao độ 150m đối với 2 bề ngang ngoài G1-G2-G3-G4 và H1-H2-H3-H4 .
Bản đồ bề mặt giới hạn cao độ chướng ngại vật hàng không khu vực thành phố Đà Nẵng
Đường thủy:
Mạng lưới giao thông đường thủy phục vụ nhu cầu du lịch nhằm khai thác cảnh quan sông nước Đà Nẵng.
Thành phố sẽ tiếp tục áp dụng và mở rộng phát triển du lịch cho tuyến đường thủy nội địa dọc theo sông Hàn, sông Cu Đê, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ,… và xung quanh bán đảo Sơn Trà.
Các tuyến vận tải đường thủy khu vực được định hướng quy hoạch nhằm kết nối Trung tâm thành phố Đà Nẵng đến Hội An qua sông Cổ Cò và sông Vĩnh Điện và tuyến từ Vịnh Đà Nẵng đi hòn Sơn Chà, Cù Lao Chàm nhằm phát triển du lịch trong tương lai:
Tuyến 1: Sông Hàn - Sông Vĩnh Điện - Sông Thu Bồn: Sông Hàn đến sông Vĩnh Điện (28km) và dọc sông Thu Bồn tới Hội An (khoảng 39km). Chỗ hẹp nhất ở sông Vĩnh Điện là khoảng 40m và có số lượng cầu bắc qua. Chiều cao và độ sâu cần được điều tra thêm để lựa chọn ra loại tàu thuyền phù hợp chạy dọc tuyến sông.
Tuyến 2: Sông Hàn - sông Cổ Cò - sông Thu Bồn: Với tổng chiều dài 37 km. Tuyến đường này hẹp nhất là khoảng 8m, khu vực này được cần nạo và vét bùn. Chiều cao và độ sâu có thể điều hướng của dòng sông nên được nghiên cứu để tìm ra loại tàu phù hợp sử dụng dọc theo tuyến đường này. Hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò và nâng cấp các cây cầu bắt qua sông Cổ Cò đạt yêu cầu sông thông thuyền cấp IV. Đầu từ bến đón trả khách và neo đậu tàu thuyền phục vụ chủ yếu du lịch và chuyên chở hành khách (51-100) tấn.
Tuyến 3: Tuyến vịnh Đà Nẵng – hòn Sơn Chà - Cù Lao Chàm, với chiều dài quãng đường 50km, khuyến khích sử dụng phương tiện tàu cao tốc.
Các tuyến đường sông này có chiều rộng từ 20m đến 45m có thể được thiết kế cho tàu thuyền du lịch và tàu cao tốc có thể dễ dàng di chuyển. Hai bờ sông có vùng đệm khoảng 10m sử dụng cho việc bảo trì. Kiến trúc của các công trình dọc hai bên bờ sông cần phù hợp với khung cảnh xung quanh. Các bến tàu hai bên bờ sông cần được tích hợp vào quy hoạch các khu đô thị.
Mạng lưới giao thông đường thủy định hướng
Các loại hình giao thông đường thủy định hướng áp dụng
Các bến tàu dự kiến được bố trí tại tất cả các điểm tham quan chính dọc theo sông Hàn, sông Cổ Cò bao gồm Trung tâm thành phố, Cầu Rồng, khu vực Trung tâm thể thao Tiên Sơn, danh thắng Ngũ Hành Sơn. Chi tiết các tuyến đường thủy và trạm vận chuyển đường thủy theo quy hoạch đường thủy nội địa đã được phê duyệt.
Cảng biển
a) Những định hướng đã được thực hiện:
- Để triển khai quy hoạch tổng thể cụm cảng miền Trung, việc mở rộng cải tạo, nâng cấp cảng Tiên Sa (giai đoạn 2) đạt công suất 4.05 triệu T/N đã hoàn thành năm 2018.
b) Những định hướng đến năm 2030:
Phát triển cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ Quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA) bao gồm các khu chức năng:
- Xây dựng Cảng Liên Chiểu, nằm ở phía Bắc vịnh Đà Nẵng. Cảng Liên Chiểu sẽ thay thế cảng Tiên Sa hiện tại với vai trò chuyên logistic và vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu công ten nơ có sức chở đến 8.000 TEU với công suất: 46 triệu tấn; diện tích: 450 ha (bao gồm phần mặt nước); hậu cần cảng: 195 ha.
- Cảng Tiên Sa hiện tại là khu bến cảng tổng hợp, công ten nơ, tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 - 50.000 tấn, tàu công ten nơ có sức chở đến 4.000 TEU, tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT. Cảng Tiên Sa sẽ được chuyển đổi thành cảng biển du lịch sau khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động. Sau 2030, Cảng Tiên Sa sẽ trở thành nút du lịch quan trọng của thành phố.
- Tiếp tục giữ nguyên và phát triển Khu bến Thọ Quang theo quy hoạch: Là khu bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn.
Mặt bằng định hướng khu vực cảng Liên Chiểu
Mặt bằng định hướng cảng Tiên Sa đến năm 2030
Mặt bằng định hướng cảng Tiên Sa sau năm 2030
Bến xe liên tỉnh
Những định hướng đã được thực hiện: Thành phố đã xây dựng xong bến xe phía Nam nằm trên quốc lộ 1A, gần nút giao giữa quốc lộ 1A và đường vành đai phía Nam.
- Bến xe liên tỉnh được định hướng để kết nối Đà Nẵng với các địa phương trong khu vực Đà Nẵng mở rộng. Ngoài các bến xe khách hiện tại, 2 bến xe mới được định hướng quy hoạch tại phía Bắc thành phố tại đường Nguyễn Tất Thành nối dài khu vực nhà máy thép Dana Ý – Dana Úc và cụm công nghiệp Thanh Vinh với quy mô dự kiến khoảng 43ha và ở phía Tây Nam thành phố trên Quốc lộ 14B tại khu vực nhà máy xi măng Hòa Khương với quy mô dự kiến 13ha.
Định hướng chuyển đổi bến xe trung tâm phục vụ giao thông công cộng.