Trên cơ sở so sánh tỷ lệ giao thông công cộng và mật độ đường cao tốc (km trên một triệu dân) cho Đà Nẵng vào năm 2045 và các thành phố lớn khác trên thế giới như Tokyo, Singapore, London, Copenhagen, Brussels và Đài Bắc, Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trung tâm trung chuyển giao thông từ 25% - 35% lưu lượng giao thông công cộng vào năm 2045 và mật độ đường cao tốc đạt 52 km trên một triệu dân.
Định hướng cấu trúc và mạng lưới đường
Trên cơ sở so sánh tỷ lệ giao thông công cộng và mật độ đường cao tốc (km trên một triệu dân) cho Đà Nẵng vào năm 2045 và các thành phố lớn khác trên thế giới như Tokyo, Singapore, London, Copenhagen, Brussels và Đài Bắc, Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trung tâm trung chuyển giao thông từ 25% - 35% lưu lượng giao thông công cộng vào năm 2045 và mật độ đường cao tốc đạt 52 km trên một triệu dân.
Mạng lưới kết nối giao thông thành phố
*Cấu trúc đường nội thị được định hướng
Hệ thống phân cấp đường được định hướng quy hoạch tại thành phố Đà Nẵng bao gồm đường cao tốc Quốc gia, Quốc lộ, đường vành đai ngoài, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực, cấp đường khu vực và cấp đường nội bộ.
Đường trục chính đô thị: mục tiêu kết nối các đường cao tốc Quốc gia, Quốc lộ và Đường vành đai phía ngoài với các trung tâm và hạ tầng chính trong thành phố, như là cảng biển, sân bay, ga tàu, trung tâm đô thị, các cụm việc làm chính và khu vực du lịch. Hệ thống trục chính đô thị bao gồm các đường chính chạy từ Bắc-Nam và đường chaỵ từ Đông – Tây dựa vào các tuyến đường chính hiện có. Hệ thống đường trục chính cho phép các phương tiện lưu thông nhanh hơn từ điểm này đến điểm kia của thành phố mà không đi qua các điểm giao cắt với các cấp đường phía dưới. Khoảng cách giữa 2 đường trục chính đô thị là khoảng 2,4-4km, hạn chế và kiểm soát giao cắt với các trục nội thị. Sự nâng cấp và xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị sẽ cải thiện sự kết nối giữa các trung tâm việc làm và thương mại, tạo ra một sự phát triển kinh tế sôi động tại Đà Nẵng.
Các trục chính đô thị theo hướng Bắc – Nam: Quốc lộ 1 (đoạn từ Tạ Quang Bửu đến Vành đai phía Nam); Yết Kiêu – Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Trần Đại Nghĩa; Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ – Võ Chí Công – Võ Quí Huân; Vành Đai Tây 2 nối dài đến Vành đai phía Nam;
Các trục chính đô thị theo hướng Đông – Tây: Trục 1 Tây Bắc – Hoàng Thị Loan – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Cầu sông Hàn – Phạm Văn Đồng, hầm sân bay (từ Vành đai Tây 2) – Duy Tân – Trần Thị Lý – Nguyễn Văn Thoại, Trung tâm hành chính Hòa Vang – khu liên hợp TDTT Hòa Xuân – Minh Mạng, Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Văn Thái – Bà Nà Suối Mơ.
Các tuyến đường trục chính thành phố điển hình
Cấu trúc phân loại tổng quát đường Đà Nẵng
Trong phạm vi quy hoạch sử dụng đất mở rộng, các con đường sẽ chỉ được quy hoạch đến cấp độ đường liên khu vực. Các cấp đường khu vực và đường nội bộ sẽ được nghiên cứu chi tiết trong giai đoạn lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Đường thuộc mỗi khu đô thị sẽ được kéo dài hoặc mở rộng khi cần thiết. Đường ưu tiên được liên kết để đảm bảo luồng giao thông liền mạch.
*Đối với khu đô thị hiện trạng:
Mạng lưới đường bộ trong khu vực đô thị hiện tại tập trung vào việc duy tu và bảo dưỡng; tối ưu hóa và cải thiện khả năng vận chuyển; đồng thời khuyến khích phân bổ lưu lượng và mật độ hóa của các khu vực đô thị. Để đạt được điều này, các chiến lược sau đã được xây dựng: Xác định một số tuyến đường chính hiện tại để nâng cấp lên đường trục chính đô thị, cho phép kiểm soát lưu lượng giao thông tốt hơn vào các tuyến đường có lưu lượng cao từ khu vực đô thị hiện tại. Các tuyến đường chính còn lại trong khu vực đô thị hiện tại vẫn duy trì là các tuyến đường chính đô thị.
Các tuyến đường nhỏ, đường khu vực, đường gom và đường nội bộ được duy trì. Các con đường này giao cắt với đường trục chính với các tuyến đường có cấp hạng đường cao hơn sẽ được định hướng cắt giảm giao cắt bằng nút giao khác mức, lắp đặt hệ thống tín hiệu hoặc chuyển đổi các hình thức đấu nối (đóng dải phân cách tại các nút giao,…) và tổ chức giao thông một chiều các tuyến đường để cho phép lưu lượng giao thông thông suốt hơn và hiệu quả hơn.
Đối với các tuyến phố thương mại lớn và lối đi dạo cần được quan tâm nhằm cải thiện lối đi cho người đi bộ. Quy hoạch chung định hướng cân nhắc việc tổ chức phố đi bộ ở các khu mua sắm, nhất là ở khu vực trung tâm thành phố, các con đường ven sông Hàn như Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, dọc theo Bờ Đông như đường Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Tất Thành dọc theo Vịnh Đà Nẵng.
Quy hoạch chung cũng định hướng xây dựng các tuyến đường ngầm xuyên qua những dự án phát triển lớn: đường hầm qua sân bay và các dự án phát triển với những khu đất lớn, như đất quân sự hạn chế khả năng tiếp cận kết nối của các con đường
*Các công trình giao thông định hướng trong đô thị
Quy hoạch và xây dựng Trục giao thông đi ngầm qua sân bay kết nối phía Đông và phía Tây và đoạn tuyến nối từ đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái nối dài (cùng tính chất cấp đường) để tạo thành trục ngang chính kết nối Đông - Tây.
Trong khu vực trung tâm thành phố, quy hoạch tuyến đường Lê Duẩn kết nối với đường Đống Đa tạo tuyến trục liên thông từ đường Điện Biên Phủ đến thẳng đường 3 Tháng 2; quy hoạch tuyến đường Hoàng Hoa Thám thông ra đường Nguyễn Tất Thành (xuyên qua khu vực Ga đường sắt hiện trạng) để tạo thành tuyến trục liên thông chính từ Nguyễn Hữu Thọ - Lê Đình Lý - Hoàng Hoa Thám - Nguyễn Tất Thành nhằm giảm tải cho các tuyến đường lân cận.
- Quy hoạch công trình hầm vượt sông kết nối từ khu vực đường Đống Đa - Trần Phú sang đường Vân Đồn - Trần Hưng Đạo; cầu đường bộ nối đường 29 Tháng 3 quận Cẩm Lệ với tuyến đường Bùi Tá Hán quận Ngũ Hành Sơn.
Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng
Sự cần thiết của hệ thống giao thông công cộng:
Đà Nẵng được định vị để trở một trung tâm trung chuyển giao thông với mục tiêu đạt tỷ lệ vận chuyển công cộng khoảng từ 15% - 25% đến năm 2030 và trên 35 % sau năm 2030. Hệ thống giao thông công cộng được định hướng nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác và tiếp cận tốt với tất cả các khu vực đô thị và trung tâm thành phố. Quy hoạch định hướng nhiều loại hình giao thông công cộng để cung cấp các giải pháp đi lại cho người dân và khách du lịch tại Đà Nẵng.
Mạng lưới vận chuyển nhanh bao gồm sự kết hợp của MRT, LRT. Quy hoạch định hướng hệ thống phát triển hệ thống vận chuyển nhanh để vận chuyển số lượng hành khách lớn cho các khu đô thị có mật độ dân số cao ở Đà Nẵng. Mạng LRT cũng sẽ cung cấp thời gian hành trình ngắn hơn và đáng tin cậy hơn.
Phương hướng xây dựng mạng giao thông công cộng Đà Nẵng
*Định hướng mạng lưới tuyến MRT:
Quy hoạch xây dựng 02 tuyến MRT (Mass Rapid Transit) được định hướng vào giai đoạn đến 2030 là trục vận tải công cộng tốc độ cao, khối lượng vận chuyển hành khách lớn, chạy dọc trục Vành đai phía Tây 2 – CHKQT Đà Nẵng - Ga đường sắt Đà Nẵng hiện trạng (phát triển thành Ga trung tâm giao thông công cộng sau khi di dời ga đường sắt ) – Đống Đa - qua sông Hàn – dọc trục Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Trần Đại Nghĩa – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – điểm cuối tại Bến xe phía Nam. Tuyến đi khác mức trong đó đoạn qua khu vực trung tâm thành phố đi ngầm, các đoạn còn lại đi trên cao.
*Đề xu mạng lưới tuyến LRT:
Tổng cộng sẽ có 14 tuyến LRT được định hướng bao gồm các tuyến kết nối tuyến MRT với các trung tâm đô thị, các tuyến tramway ven biển (ven vịnh Đà Nẵng và tuyến nối Cảng Tiên Sa đi dọc bờ biển phía Đông) và tuyến ven sông Hàn để tạo thành mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh cho thành phố. Các tuyến vận tải của mạng BRT hiện tại được định hướng nâng cấp lên LRT, MRT trong tương lai khi cần thiết để phù hợp với sức chứa hành k`hách lớn hơn. Mạng lưới bao gồm các tuyến sau:
Đến năm 2030, 2 tuyến LRT được định hướng để kết nối các trung tâm thành thị, bao gồm: Tuyến LRT 1: Tuyến đi dọc đường Lý Thái Tổ – Hùng Vương với điểm đầu tại Công viên 29/3 – điểm cuối Chợ Hàn. Tuyến LRT 2: Điểm đầu tại Ga trung chuyển Sân bay – Duy Tân – cầu Trần Thị Lý – Nguyễn Văn Thoại – điểm cuối tại đường Võ Nguyên Giáp.
Đến năm 2045, 5 tuyến LRT được tiếp tục định hướng xây dựng để kết nối các trung tâm đô thị và các trung tâm việc làm nhằm tạo nên mạng lưới toàn diện hơn, gồm: Tuyến LRT3: Tuyến LRT kết nối vịnh Đà Nẵng đến Ga đường sắt mới. Điểm đầu tại kết nối với tuyến LRT ven vịnh Đà Nẵng, tuyến đi dọc tuyến đường Nguyễn An Ninh – đường số 2 Khu công nghiệp Hòa Khánh – đi ngầm ngang Ga đường Sắt mới và kết thúc tại tuyến đường quy hoạch phía Tây (kết nối với tuyến LRT 9). Tuyến LRT 4: Điểm đầu tại CHKQT Đà Nẵng – Nguyễn Văn Linh – Võ Văn Kiệt - điểm cuối tại đường Võ Nguyên Giáp.
Tuyến LRT 5: Điểm đầu khu vực Ngã ba Huế, tận dụng tuyến đường sắt cũ. Điểm cuối Bến xe phía Nam. Tuyến LRT 6: Điểm đầu Khu vực đầu cầu Trần Thị Lý – theo tuyến QL14B. – trung tâm hành chính huyện Hòa Vang – bến xe phía Tây Nam. Tuyến LRT 7: Tận dụng tuyến đường sắt hiện trạng, điểm đầu tại khu vực đô thị Cảng Liên Chiểu, điểm cuối tại Ga đường sắt hiện tại (Ga trung tâm giao thông công cộng).
Từ năm 2045, các tuyến LRT được định hướng nhằm kết nối các khu đô thị mới Phía Tây và Tây Nam và phía Nam thành phố. Đảm bảo kết nối liền mạch chức năng hành chính và kinh tế của thành phố. Cụ thể: Tuyến LRT 8: Điểm đầu ga trung chuyển CHKQT, đi dọc đường Nguyễn Hữu Thọ - Võ Chí Công – điểm cuối tại khu vực Bãi tắm Tân Trà (đường Trường Sa). Tuyến LRT 9: Điểm đầu khu vực cuối đường Nguyễn Tất Thành (kết nối với tuyến LRT 7 và LRT ven vịnh Đà Nẵng) – Nguyến Tất Thành nối dài đi qua Khu CNTT tập trung – dọc tuyến đường quy hoạch giữa đường cao tốc Quốc gia và đường Vành Đai Tây - Trung tâm hành chính Hòa Vang – khu liên hợp TDTT Hòa Xuân - Minh Mạng.
Tuyến LRT 10: Điểm đầu tại Khu du lịch Bà Nà đi dọc đường Hoàng Văn Thái và đường Nguyễn Sinh Sắc ngang qua Quảng trường trước UBND Quận Liên Chiểu. Điểm cuối đường Nguyễn Sinh Sắc giao với đường Nguyễn Tất Thành (kết nối với tuyến LRT ven vịnh Đà Nẵng). Tuyến LRT 11: Kết nối từ điểm cuối của tuyến MRT2 tại Trần Đại Nghĩa – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Bến xe phía Nam.
*Định hướng các tuyến LRT du lịch:
Ngoài mạng lưới vận chuyển nhanh, các tuyến du lịch được định hướng cho phép du khách thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, bãi biển và các danh thắng của Đà Nẵng. Nhưng tuyến du lịch này được triển khai dưới hình thức tàu điện hoặc xe buýt du lịch: Tuyến LRT du lịch 1: bao gồm tuyến ven vịnh Đà Nẵng: Dọc tuyến Nguyễn Tất Thành – đường 3/2 (điểm cuối tại ga trung chuyển trong phạm vi nút giao đường 3-2 và đường Đống Đa) và tuyến chạy dọc bờ biển phía Đông với điểm đầu từ Cảng Tiên Sa – Yết Kiêu – Ngô Quyền – Vương Thừa Vũ – Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp. Điểm cuối tại khu vực Bãi tắm Tân Trà và kết nối tuyến LRT 7. Tuyến LRT du lịch 2: Tuyến chạy vòng quanh sông Hàn trên đường Trần Hưng Đạo – Trần Thị Lý – đường Bạch Đằng.
Mạng lưới vận chuyển LRT/MRT được định hướng
Các trạm LRT được định hướng tại tất cả các trung tâm đô thị và tại các vị trí giao nhau của các tuyến LRT. Các trạm trung chuyển này được đặt tại tất cả các nút giao thông chính như Trung tâm thành phố, Ga đường sắt, Khu đổi mới sáng tạo và CHKQT Đà Nẵng. Bố trí trạm tuân thủ theo khoảng cách quy định, được nghiên cứu cụ thể tại quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
*Mạng lưới xe buýt được định hướng:
Một mạng lưới xe buýt được định hướng để bổ sung cho mạng LRT bao gồm hai loại: Xe buýt liên tỉnh và hệ thống xe buýt nội đô.
Hệ thống xe buýt thành phố tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt nội thị đảm bảo mức độ bao phủ và bán kính phục vụ cần thiết; kết nối thuận lợi và phục vụ thu gom cho các tuyến MRT, LRT nhằm thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng. Mạng lưới xe buýt được định hướng để phục vụ như một mạng trung chuyển nhánh kết nối đơn vị ở, nhóm ở đến trung tâm khu đô thị, nơi hành khách có thể chuyển đến các tuyến MRT / LRT chính để kết nối với các khu đô thị khác.
Mạng lưới xe buýt hiện tại sẽ được tích hợp trong mạng lưới xe buýt được định hướng. Đồng thời tích hợp với các nút giao thông vận tải đa phương thức và trạm trung chuyển để tạo thành một mạng lưới và hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh.
Mạng lưới xe buýt trung chuyển mới được định hướng dọc theo các tuyến MRT /LRT chính để dự phòng trong trường hợp sự cố. Nó đảm bảo kết nối các khu dân cư và nơi làm việc đến trạm xe buýt trong vòng 10 phút đi bộ. Các tuyến và trạm xe buýt trung chuyển chi tiết sẽ được đơn vị khai thác định hướng theo nhu cầu tại từng thời điểm.
*Bến, bãi đỗ xe công cộng:
Bến bãi đỗ xe ô tô liên tỉnh định hướng hình thành mới bến xe phía Bắc tại khu vực Hòa Liên gần đường bộ cao tốc Bắc Nam; Bến xe phía Tây tại khu vực Hòa Khương, gần Quốc lộ 14B (cửa ngõ lên Tây Nguyên); tiếp tục phát triển bến xe phía Nam; định hướng chuyển đổi bến xe trung tâm phục vụ giao thông công cộng.
Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng phụ thuộc rất lớn vào việc hạn chế việc sử dụng ô tô cá nhân và xe máy trong thành phố. Do đó cần có các chính sách nhằm điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông để đảm bảo tuân thủ luật lệ giao thông. Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng các phương tiện được đỗ ở những vị trí thích hợp. Cho nên cần có một kế hoạch quản lý bãi đậu xe theo hướng: Khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe tư nhân; Các công trình cao tầng phải đảm bảo khả năng đậu đỗ xe; Các khu đô thị mới phải xác định số lượng chỗ đỗ xe, bãi đỗ xe trong khu đô thị.
Bãi đậu đỗ xe công cộng định hướng tại tất cả các trạm và nút giao thông LRT/BRT. Những bãi đậu xe nên được đầu tư và khai thác theo hình thức xã hội hóa. Quy mô của các bãi đỗ xe sẽ được các nhà đầu tư quan tâm định hướng để đảm bảo tính khả thi và đảm bảo phân bổ các nguồn lực tối ưu.
Bãi đậu xe công cộng định hướng
Bãi đậu xe có thể được xây dựng theo các hình thức: Bãi đậu xe ngầm dưới một dự án, công trình lớn; Bãi đậu xe trên mặt đất, tại tầng 1/ tầng trệt của dự án công trình hoặc trạm giao thông công cộng; Bãi đậu xe nhiều tầng như một bãi đỗ xe công cộng liền kề với trạm LRT hoặc trong một khu dự án, công trình lớn; Bãi đậu xe không gian mở hoặc trực tiếp trên mặt đất bên cạnh trạm LRT hoặc trong phạm vi của dự án, công trình.
Các hình thức bãi đỗ xe
*Định hướng phát triển trung chuyển (TOD):
Phát triển mạng lưới giao thông đô thị liền mạch và trở thành một thành phố bền vững, sôi động có mức độ ô nhiễm carbon thấp, mà mọi người muốn sống và làm việc.
Trong thành phố, TOD sẽ được đặt trên tất cả các lô đất trong phạm vi 500m từ Trạm LRT. Các TOD chính sẽ được đặt tại các trạm trung chuyển đa phương thức, bao gồm ga đường sắt mới, bến tàu du lịch biển Tiên Sa, phân khu Đổi mới sáng tạo, CHKQT Đà Nẵng, Trung tâm Thành phố, Ngũ Hành Sơn và Trung tâm Thể thao Tiên Sơn…
Các nút TOD sẽ tích hợp các phương thức giao thông công cộng khác nhau bao gồm đường sắt, LRT, xe buýt và vận tải đường thủy với taxi, xe đạp và người đi bộ để trở thành trung tâm vận tải tích hợp. Mục tiêu là để thúc đẩy một hệ thống lấy người dân làm trung tâm, cho phép dễ dàng chuyển đổi và hệ thống bán vé tích hợp.
Các dự án xung quanh các nút này sẽ được sử dụng hỗn hợp và chuyên sâu, để tối đa hóa lưu lượng truy cập của con người và truy cập vào nhà ga đồng thời tăng giá trị thương mại của vùng đất xung quanh.
Hình thức điển hình phát triển theo định hướng trung chuyển
*Các nút giao thông
Tất cả các nút giao đường cao tốc/đường vành đai và đường cao tốc/tuyến đường trục chính phải được phân tách theo cấp để đảm bảo an toàn và năng lực cao hơn.
Trong khu vực đô thị hiện tại, các giao lộ giữa trục giao thông và các tuyến đường chính phải được phân tách bằng cách sử dụng một cầu vượt (loại hình đấu nối số 1). Cho phép giảm số lượng giao lộ, để lưu lượng giao thông thông suốt và hiệu quả hơn trên các tuyến đường cao tốc.
Đối với giao lộ do hạn chế về đất đai và đối với các nút giao thông đường trục chính/đường nhỏ, có thể lắp đặt các nút giao thông bên phải (loại hình đấu nối số 2).
Các nút giao thông chính, của các đường chính và phụ, cũng có thể được báo hiệu và việc điều khiển tín hiệu có thể được phối hợp để tạo điều kiện cho các luồng giao thông chính (loại hình đấu nối số 3).
Đường nội bộ giao với đường trục chính, giao lộ có thể bị đóng. Thay vào những con đường kín này có thể được chuyển đổi thành hành lang dành cho người đi bộ để phục vụ như là không gian công cộng và khuyến khích giao thông không có động cơ (loại hình đấu nối số 4).
Mạng lưới nút giao thông định hướng
Các loại nút giao thông khác mức điển hình định hướng
Thành phố Đà Nẵng hoàn thành nút giao thông Ngã Ba Huế, nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, Trần Phú – Lê Duẫn đã góp phần giảm thiểu ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng du lịch, thương mại và dịch vụ cho thành phố. Các nút giao thông nguy cơ ùn tắc cao như nút giao phía Tây cầu Trần Thị Lý đang được triển khai thi công.
Một số loại nút giao thông khác mức tại Đà Nẵng.
Ngoài ra, các nút giao cắt chính giữa các tuyến đường bộ (đường Tránh Nam hầm Hải Vân, Nguyễn Tất Thành, DT602, Hoàng Văn Thái, Quốc lộ 14B, DT605 và đường Vành đai Phía Nam) với đường sắt quốc gia mới được định hướng tổ chức nút giao khác mức để đảm bảo giao thông đường bộ được thông suốt và an toàn hơn. Phạm vi quỹ đất cần được dự trữ để xây dựng và tổ chức các nút giao này có bán kính R=500m tính từ tâm giao cắt.
Một số ví dụ nút giao thông khác mức đường bộ với đường sắt được định hướng
*Phát triển hệ thống giao thông không động cơ
Có hai hình thức Giao thông không có động cơ (NMT) chính tại Đà Nẵng, đi bộ và đi xe đạp. Để đảm bảo rằng Đà Nẵng hấp dẫn, bền vững và đáng sống, điều quan trọng là cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ khuyến khích việc đi bộ và đi xe đạp.
Mạng NMT tại Đà Nẵng sẽ được thiết kế phù hợp và cải thiện trải nghiệm cho người đi bộ và đi xe đạp. Sau đây là một số định hướng đã được thực hiện cho mạng NMT chính trong quy hoạch sử dụng đất mở rộng: Khuyến khích việc đi bộ trong trung tâm thành phố hiện tại bằng cách thu hẹp các con đường dọc theo sông Hàn và chuyển đổi một số đường nhỏ thành đường một chiều trong khu vực đông đúc. Phát triển mạng lưới NMT trong các hành lang xanh, lối đệm đường bộ và đường sắt, đường đi dạo trên bãi biển, dọc bờ sông và các không gian xanh khác. Những cải thiện này tạo thành một mạng lưới rộng lớn sẽ khuyến khích giải trí và sử dụng NMT.