Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động
Đăng ngày 24-02-2019 15:07, Lượt xem: 2841

Khi người lao động cho rằng quyết định hoặc hành vi của người sử dụng lao động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động có quyền gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động thì khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến người sử dụng lao động để được thụ lý giải quyết. Theo quy định thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày (đối với vụ việc phức tạp thì không quá 45 ngày) vì thế khi sau 30 ngày (hoặc 45 ngày) nếu người sử dụng lao động không có quyết định giải quyết hoặc không giải quyết khiếu nại thì người lao động có thể thực hiện khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt công ty đặt trụ sở chính để được giải quyết. 

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2012; Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày thì người lao động có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp quận (huyện) nơi Công ty đóng trụ sở chính để yêu cầu được giải quyết tranh chấp lao động hoặc có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi Công ty đóng trụ sở chính để được thụ lý giải quyết theo quy định.
 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác

 
You do not have the roles required to access this portlet.