Dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố Đà Nẵng theo hình thức PPP
Đăng ngày 31-12-2020 01:29, Lượt xem: 5182

Tên dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố Đà Nẵng theo hình thức PPP (Theo tờ trình số 8065/TTr-UBND ngày 4/12/2020).

Mục tiêu đầu tư:

a. Sự phù hợp cửa dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Dự án phù hợp với nội dung của Nghị quyết 204/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố Đà Nẵng; thuộc  danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tại Quyết định 393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Về quy hoạch sử dụng đất: Theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) thành phố Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 7/10/2019 thì Nhà máy xử lý rác tại khu vực bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu được xác định là đất bãi thải, phù hợp với mục đích sử dụng đất. 

b. Tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư dự án

- Việc triển khai dự án góp phần đạt được mục tiêu xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường giai đoạn 2021-2025, hướng đến đô thị sinh thái: áp dụng công nghệ xử lý chất thải tổ hợp (bao gồm: phân loại, xử lý chất thải sau phân loại,...), giảm diện tích chôn lấp, tạo ra các sản phẩm có ích.

- Nhu cầu xử lý CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố: Năm 2019, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cần được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý CTR Khánh Sơn để xử lý (bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh) khoảng 1.100 tấn/ngày.  Theo báo cáo nghiên cứu năm 2018-2019 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và theo số liệu báo cáo thực tế năm 2020 của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng, dự báo đến 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày khoảng 1.600 - 1.650 tấn trở lên. Hiện nay, thành phố cũng đang chuẩn bị công tác triển khai Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện (công suất 650 tấn/ngày), nhà máy này dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022. Như vậy, đến năm 2025 sẽ còn hơn 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cần được xử lý.

c. Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng dân cư trong phạm vi dự án

Về môi trường, khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu những tác động hiện trạng của hoạt động chôn lấp chất thải rắn như giảm thiểu mùi hôi, nước rỉ rác phát sinh, giảm quỹ đất chôn lấp; tăng tỷ lệ tận dụng tái chế nguyên liệu.

d. Sự phù hợp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành lĩnh vực hoặc địa phương khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu

- Việc triển khai dự án góp phần đạt được mục tiêu xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường giai đoạn 2021-2025, hướng đến đô thị sinh thái: áp dụng công nghệ xử lý chất thải tổ hợp (bao gồm: phân loại, xử lý chất thải sau phân loại,...), giảm diện tích chôn lấp, tạo ra các sản phẩm có ích.

- Nhu cầu xử lý CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố: Năm 2019, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cần được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý CTR Khánh Sơn để xử lý (bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh) khoảng 1.100 tấn/ngày.  Theo báo cáo nghiên cứu năm 2018-2019 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và theo số liệu báo cáo thực tế năm 2020 của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng, dự báo đến 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày khoảng 1.600 - 1.650 tấn trở lên. Hiện nay, thành phố cũng đang chuẩn bị công tác triển khai Nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện (công suất 650 tấn/ngày), nhà máy này dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022. Như vậy, đến năm 2025 sẽ còn hơn 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cần được xử lý.

đ. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP so với phương thức đầu tư khác

Việc kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án nhà máy xử lý CTR sinh hoạt theo phương thức PPP có nhiều ưu điểm so với hình thức đầu tư công như tận dụng được năng lực, kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành; công nghệ hiện đại; chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn (vốn nhà nước, chủ sở hữu, vốn vay) để xây dựng, vận hành dự án.

- Đầu tư dự án theo hình thức PPP sẽ giảm gánh nặng và rủi ro cho ngân sách nhà nước, đồng thời huy động được tối đa các nguồn vốn ngoài nhà nước. Khi đầu tư các dự án bảo vệ môi trường theo hình thức PPP, nhà nước, nhà đầu tư và xã hội cùng đạt được các mục tiêu hài hòa và hiệu quả kinh tế.

Quy mô đầu tư:

a. Quy mô, công suất dự án

- Công suất thiết kế: 1.000 tấn rác sinh hoạt/ngày đêm.

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt; sau khi đốt thu được điện năng, tro bay và rỉ lò để sản xuất gạch không nung; Mùn hữu cơ được tái chế sản xuất thành phân bón hữu cơ; Rác thải nhựa được tái chế thành hạt nhựa; viên đốt nhiên liệu RDF.

b. Yêu cầu về kĩ thuật

Công nghệ tổ hợp gồm phân loại - phân loại - xử lý các thành phần rác sau phân loại  - xử lý chất thải thứ cấp; có tính chất tuần hoàn tài nguyên (tận thu những giá trị của chất thải để tái tạo tài nguyên); hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất (điện, nước,...) có khả năng tăng công suất.

Tổ hợp các công nghệ đề xuất gồm:

- Quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;

- Công nghệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt;

- Công nghệ thu hồi và tái chế rác thải nhựa;

- Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ;

- Quy trình công nghệ tiếp nhận kín chất thải rắn sinh hoạt;

- Quy trình công nghệ phân loại kín, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Hạt nhựa tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt;

- Phân hữu cơ tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt;

- Nhiên liệu rắn RDF từ chất thải rắn sinh hoạt;

- Gạch block bê tông sản xuất từ thành phần vô cơ và tro xỉ của chất thải rắn sinh hoạt;

Các nhóm công nghệ hỗ trợ:

- Công nghệ xử lý nước rỉ rác phát sinh từ rác thải sinh hoạt trong nhà máy;

- Công nghệ xử lý vi sinh, ủ, phân hủy rác;

- Công nghệ xử lý khói bụi khí thải.

Nhóm dự án, loại, cấp công trình: Nhóm B, công trình xử lý rác thải.

Tổng mức đầu tư: 823.526.657.000 đồng.

Cơ cấu nguồn vốn: Vốn của nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP và vốn góp của ngân sách thành phố.

Địa điểm thực hiện dự án: Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020-2023.

Thời gian hợp đồng dự án: 25 năm, kể từ ngày Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác