Niên biểu Phan Châu Trinh (1872-1924)

I. Thời niên thiếu và học tập:

-1872 : Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, nay là xã Tam Phước huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
-1873 : Ngày 20/11 Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất- Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết.
-1874 : Ngày 15/3 Hòa ước Giáp Tuất
-1881 : Phan Châu Trinh bắt đầu đi học với thầy đồ trong làng
-1882 : Pháp chiếm Hà Nội lần hai- Hoàng Diệu tuẫn tiết
-1883 : Thuận An thất thủ- Hòa ước Quý Mùi
-1884 : Hòa ước Giáp Thân công nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp đối với Trung và Bắc kỳ
-1885 : Kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, phong trào Cần Vương khởi phát. Phan Châu Trinh bỏ học theo cha vào núi tham gia Nghĩa hội.
-1887 : Thân sinh Phan Châu Trinh mất, Nghĩa hội thất bại, Phan Châu Trinh trở về làng.
-1888 : Bắt đầu đi học lại
-1892 : Kết giao với Huỳnh Thúc Kháng
-1894 : Phan Châu Trinh đi thi hương lần đầu được vào trường nhì. Trung – Nhật chiến tranh
-1896 : Lấy vợ
-1897 : Đi thi hương hỏng trường ba, sinh con đầu lòng là Phan Châu Dật
-1898 : Vào trường tỉnh học với cụ Mã Sơn Trần Đình Phong, kết giao với Trần Quý Cáp, Ngũ phụng tề phi Quảng Nam ở khoa thi hội. Trung Hoa có chính biến Mậu Tuất
-1900 : Đỗ cử nhân. Ở Trung Hoa liên quân Anh- Pháp vào Bắc Kinh
-1901 : 29 tuổi, đỗ Phó bảng

II. Thời kỳ hoạt động trong nước:

-1903 : Làm Thừa biện Bộ Lễ ở kinh đô Huế. Học Tân học
-1904 : Giao thiệp với Phan Bội Châu và Nguyễn Thành. Chiến tranh Nga- Nhật. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đều thi đỗ tiến sĩ. Phan Châu Trinh từ quan.
-1905 : Phan, Trần, Huỳnh nam du. Sáng tác bài thơ Chí thành thông thánh.
-1906 : Phan Châu Trinh ra Bắc, đến Nghệ Tĩnh, Hà Nội, Yên Thế, kết giao với Ngô Đức Kế và nhóm sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục, đàm đạo với Hòang Hoa Thám. Sau đó ông sang Tàu gặp Phan Bội Châu ở Quảng Châu rồi cùng Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Từ Nhật về cụ viết Thư gửi Chính phủ Pháp tại Đông Dương.
-1907 : Hoạt động vận động Duy tân tại Quảng Nam. Diễn thuyết tại Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội.
-1908 : Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội, giải về Huế rồi đày ra Côn Lôn
-1910 : Được tha nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền tại Pháp nhưng bị an trí tại Mỹ Tho. Cụ xin đi Pháp

III. Thời kỳ hoạt động ở Pháp

-1911-1914 : Đấu tranh với Chính phủ Pháp đòi trả tự do cho các nhân sĩ Việt Nam và cải cách chế độ thuộc địa. Viết điều trần gửi Hội Nhân quyền, Trung kỳ dân biên thủy mạt ký, Đông dương chính trị luận, Pháp Việt hiệp hậu chi tân Việt Nam, truyện thơ Giai nhân kỳ ngộ… Giao thiệp với Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc)
- 1914 : Chiến tranh Pháp- Đức. Bị giam ở ngục Santé 9 tháng. Sáng tác Santé thi tập
- 1915-1922 : Ra tù, làm ăn sinh sống và họat động chính trị. Từ 1917 trở đi giao thiệp rất mật thiết với Phan Văn Trừong và Nguyễn Ái Quốc.
- 1918 : Hòa nghị Versailles, Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách của các dân tộc thuộc địa.
- 1922 : Hội chợ thuộc địa Marseille, Phan Châu Trinh gửi thư thất điều cho vua Khải Định.
- 1925 : Về nước cùng Nguyễn An Ninh.

IV. Những năm tháng cuối.

- 1925 : Diễn thuyết tại Hội Thanh niên Sài Gòn về Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa, Đạo đức và luân lý Đông tây.
- 1926 : Ngày 24/3 từ trần hồi 9h30 tối tại Sài Gòn sau một thời gian lâm trọng bệnh. Toàn dân cả nước thương tiếc và để tang.

Cổng TTĐT thành phố
 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT