Nghĩa trũng Hòa Vang
Năm 1864, theo đề nghị của Bố chánh tỉnh Quảng Nam là Đặng Huy Trước, vua Tự Đức đã ban lệnh quy tập hài cốt các nghĩa sĩ, nghĩa dân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng trong những năm 1858-1860, kể cả những nấm mồ vô thừa nhận vào 2 khu nghĩa trũng ở làng Phước Ninh và làng Nghi An.

Căn cứ vào tấm bia sa thạch còn lưu lại, thì nghĩa trũng ở làng Nghi An (nay thuộc xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) được gọi là “Hòa Vinh nghĩa trũng”. Nghĩa trũng này quy tập khoảng 1.300 mộ.
 

Đến khi Pháp mở sân bay Đà Nẵng (1926), nghĩa trũng này buộc phải dời về làng Hóa Khuê, nay là phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Theo ký ức của các cụ già, trước đây làng còn trích ra 1,7 mẫu đất để lấy hoa lợi lo việc chăm coi, tu tạo phần mộ và cúng tế hàng năm vào ngày 17 tháng 11 âm lịch. Các cụ cũng không rõ vì sao lại lấy ngày này để cũng các vong linh. Phải chăng đó là ngày lễ khánh thành, hoàn tất việc di dời nghĩa trũng về địa điểm mới?

 Bên cạnh nghĩa trũng Hòa Vang còn có một phế tích Chămpa đã đổ nát, chỉ còn những viên gạch và những khối đá sa thạch hình quả bí và một giếng Chăm hình vuông, thành giếng được xây bằng những phiến đá lớn ghép lại.
 
Cổng TTĐT thành phố
 
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT