Di tích, danh thắng và các lễ hội truyền thống tỉnh Thừa Thiên - Huế

1. DANH THẮNG:

* Thành phố Huế

- Địa điểm: Là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Đặc điểm: là kinh đô cổ của Việt Nam còn tồn tại nhiều công trình gần như nguyên trạng bao gồm quần thể kiến trúc cung đình, lăng tẩm, chùa miếu…

* Sông Hương

- Địa điểm: Dòng sông chảy qua thành phố Huế.

- Đặc điểm: Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới.

* Núi Ngự Bình

- Địa điểm: cách kinh thành Huế khoảng 3km

- Đặc điểm: có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, có thế bình phong che chở cho kinh thành.

* Đồi Vọng Cảnh

- Địa điểm: cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km.

- Đặc điểm: là địa điểm có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn.

* Cầu Tràng Tiền

- Địa điểm: Thành phố Huế.

- Đặc điểm: Là chiếc cầu sắt có 6 vai, 12 nhịp, được xem như là một trong những biểu tượng của Huế.

* Vườn Quốc gia Bạch Mã

- Địa điểm: cách thành phố Huế khoảng 50km về phía nam.

- Đặc điểm: có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành.

* Suối nước khoáng nóng Thanh Tân

- Địa điểm: xã Phong An, huyện Phong Điền.

- Đặc điểm: Đây là một khu nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng. Ở đầu nguồn, nước khoáng nóng đến 68oC.

* Bãi biển Cảnh Dương

- Địa điểm: cách thành phố Huế chừng 60 km.

- Đặc điểm: dài 8 km, rộng 200 m, hình vòng cung, nằm giữa mũi chân Mây Tây và chân Mây Ðông, phong cảnh rất đẹp. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao.

* Bãi biển Lăng Cô

- Địa điểm: Huyện Phú Lộc, gần đèo Hải Vân.

- Đặc điểm: bờ biển thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ vào mùa hè. Có một làng chài nhỏ gần bãi biển tuyệt đẹp.

* Bãi biển Thuận An

- Địa điểm: nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, cách thành phố Huế 13 km.

- Đặc điểm: Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày tham quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế.

* Phá Tam Giang

- Địa điểm: Thuộc địa phận 12 xã của ba huyện Quảng Ðiền, Phong Ðiền và Hương Trà.

- Đặc điểm: là một trong hai đầm phá nước lợ lớn nhất, tiêu biểu nhất ở Việt Nam.

 

* Suối Voi

- Địa điểm: thuộc huyện Phú Lộc.

- Đặc điểm: Giữa lòng suối có nhiều tảng đá lớn nhỏ như bầy voi con đang tắm suối.

* Suối nước khoáng Mỹ An

- Địa điểm: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang.

- Đặc điểm: nước suối có nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người, chữa được nhiều bệnh. Phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng.

* Các nhà vườn

- Địa điểm: nằm rải rác nhiều nơi trong thành phố Huế.

- Đặc điểm: các căn nhà nằm ẩn hiện trong những khu vườn xanh mát, được chăm sóc rất kỹ và rất đẹp.

 

2. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG:

* Nhã nhạc Huế - Di sản văn hóa thế giới

- Đặc điểm: được UNESCO xếp vào danh mục Di sản văn hóa của nhân loại tháng 11/2003. Đây là một dạng âm nhạc cung đình Việt Nam, được trình diễn tại các lễ kỷ niệm lễ tôn giáo và đặc biệt là trong các sự kiện đặc biệt của quốc gia.

* Hội đình làng Phú Xuân

- Địa điểm: Phường Tây Lộc, thành phố Huế.

- Thời gian: 5 - 6/6 âm lịch

- Đặc điểm: Tế tam sinh.

* Hội An Truyền

- Địa điểm: Xã Phú An, huyện Phú Vang.

- Thời gian: 16/7 âm lịch.

- Đặc điểm: Rước thần, chơi đánh cờ, chọi gà.

* Hội làng Cổ Bi

- Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

- Thời gian: 23/5 âm lịch

- Đặc điểm: Rước sắc phong từ miếu Dinh ra đình làng, đánh cờ, chọi gà.

* Hội làng Chí Long

- Địa điểm: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

- Thời gian: 12 - 13/6 âm lịch. Chính hội 13/6 âm lịch.

- Đặc điểm: Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết. Cúng xong đặt ít quả phẩm lên thuyền giấy cho trôi sông. Tục kiêng vào rừng và cấm lửa từ sáng đến chiều.

* Hội Minh Hương

- Địa điểm: Xã Điền Hải, huyện Phong Điền.

- Thời gian: 14 - 16/7 âm lịch.

- Đặc điểm: Lễ rước thần, đua thuyền, ba năm có tế lớn.

* Hội Thanh Phước

- Địa điểm: Xã Hương Phong, huyện Hương Trà.

- Thời gian: 22/6 âm lịch.

- Đặc điểm: Lễ rước

 

* Hội xuân Gia Lạc

- Địa điểm: Phường Vĩ Dạ, thành phố Huế.

- Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.

- Đặc điểm: Hội vui xuân, chỉ họp trong 3 ngày Tết hàng năm.

* Lễ hội điện Hòn Chén

- Địa điểm: Xã Hải Cát, huyện Hương Trà.

- Thời gian: 2/3 âm lịch.

- Đặc điểm: lễ tế, lễ rước, lễ phóng sinh và thả đèn.

* Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ

- Địa điểm: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.

- Thời gian: 12/1 âm lịch

- Đặc điểm: lễ tế thần linh, lễ cầu ngư, đua trải.

* Lễ hội làng Sình

- Địa điểm: Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.

- Thời gian: 10/1 âm lịch

- Đặc điểm: Lễ hội vật võ làng Sình là một sinh hoạt truyền thống mang tính thượng võ của nhân dân địa phương.

* Lễ tế Phong Sơn

- Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

- Thời gian: 7/1 âm lịch.

- Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn bắn.

 

* Hội thả diều

- Địa điểm: thành phố Huế.

- Thời gian: trong các ngày lễ lớn của Huế và đất nước.

- Đặc điểm: nhiều con diều đẹp, đầy màu sắc được thả lên bầu trời.

 

3. DI TÍCH, KIẾN TRÚC TÔN GIÁO, ĐỀN CHÙA

* Kinh thành Huế

- Địa điểm: nằm ở bờ Bắc sông Hương.

- Đặc điểm: được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.

* Ngọ Môn

- Địa điểm: là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội.

- Đặc điểm: được xây dựng vào năm 1833, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự sông Hương.

* Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi

- Địa điểm: nằm ngay trên đường xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa Ngọ Môn.

- Đặc điểm: là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, tại đây tổ chức các buổi lễ đại triều.

* Thế Miếu

- Địa điểm: nằm trong kinh thành Huế

- Đặc điểm: là một trong nhiều khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều Nguyễn. Đây là công trình to lớn bậc nhất so với các miếu, điện ở Việt Nam.

* Hiển Lâm Các

- Địa điểm: được xây dựng phía trước Thế Miếu.

- Đặc điểm: là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được coi như một đài lưu niệm ghi công những công thần đã sáng lập ra triều Nguyễn.

* Cửu Ðỉnh

- Địa điểm: đặt dưới bóng Hiển Lâm Các, trước sân Thế Miếu ở phía Tây Nam Hoàng Thành.

- Đặc điểm: là chín cái đỉnh đồng lớn nhất Việt Nam, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với miếu hiệu của một vị hoàng đế thờ trong Thế Miếu.

* Thái Bình Lâu

- Địa điểm: ở phía Tây vườn Thiệu Phương.

- Đặc điểm: là chỗ để vua nghỉ hoặc đọc sách.

* Duyệt Thi Ðường

- Địa điểm: nằm về phía Ðông điện Quang Minh trong Tử Cấm Thành.

- Đặc điểm: là nhà hát trong cung đình được xây dựng năm 1826 thời Minh Mạng. Đây là nhà hát cổ nhất còn lại của ngành sân khấu Việt Nam.

* Bảo tàng cổ vật

- Địa điểm: số 3 đường Lê Trực.

- Đặc điểm: Bảo tàng cổ vật là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ đồng, đồ sành, đồ sứ, đồ đá, đồ pháp lam, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa đời nhà Nguyễn.

* Cửu vị thần công

- Địa điểm: Trong hai ngôi nhà gần cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Ðức bên trong kinh thành Huế.

- Đặc điểm: là chín khẩu súng thờ, tượng trưng cho những vị thần linh bảo vệ Kinh Thành.

* Kỳ Ðài

- Địa điểm: nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành.

- Đặc điểm: Kiến trúc tương đối lớn, gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.

* Ðàn Nam Giao

- Địa điểm: thuộc đất làng Dương Xuân phía Nam kinh thành Huế.

- Đặc điểm: Là đàn tế lộ thiên, mô thức kiến trúc mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị của nền quân chủ phương Đông.

* Lăng Đồng Khánh

- Địa điểm: được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

- Đặc điểm: được xây dựng trong 4 đời vua (1888-1923) nên vừa mang lối kiến trúc xưa vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.

* Lăng Dục Ðức

- Địa điểm: cách chùa Tường Quang khoảng 200m.

- Đặc điểm: có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Đây cũng là nơi yên nghỉ của vua Thành Thái và Duy Tân.

* Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)

- Địa điểm: Lăng nằm ở tả ngạn sông Hương, bên dãy núi Thiên Thọ, cách trung tâm Huế 16km.

- Đặc điểm: là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Kiến trúc lăng có vẻ đơn sơ nhưng hoành tráng.

* Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

- Địa điểm: trên triền núi Châu Chữ, cách Huế 10km.

- Đặc điểm: có diện tích nhỏ so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng công phu, lộng lẫy hơn; kết hợp tinh xảo hai nền kiến trúc, văn hóa Đông - Tây.

* Lăng Minh Mạng

- Địa điểm: thuộc địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Tp. Huế.

- Đặc điểm: Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ. Lăng Minh Mạng toát lên vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng rất hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.

* Lăng Tự Ðức (Khiêm Lăng)

- Địa điểm: ở hữu ngạn sông Hương, trên núi Dương Xuân, làng Dương Xuân Thượng (cách Huế chừng 8km), giữa khu đồi thông bát ngát.

- Đặc điểm: Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mạn của vị vua thi sĩ này.

* Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)

- Địa điểm: nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách kinh thành chừng 8 km.

- Đặc điểm: Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

* Cầu ngói Thanh Toàn

- Địa điểm: làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy.

- Đặc điểm: bằng gỗ, có chiều dài 17m, chiều rộng 4 m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian.

* Làng Dương Nỗ

- Địa điểm: Làng nằm bên con đường đi cửa biển Thuận An, cách Huế chừng 8 km.

- Đặc điểm: là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Ðây là nơi Hồ Chí Minh thuở nhỏ đã sống cùng cụ thân sinh dạy học. Tại đây hiện còn lưu giữ ngôi nhà kỷ niệm, cùng những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Người.

* Trường Quốc Học Huế

- Địa điểm: được xây dựng ngay trên mảnh đất của dinh Thủy sư cũ - một trại thủy quân Hoàng gia làm năm Gia Long thứ 5 (1806).

- Đặc điểm: được thành lập theo sắc dụ ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8 (1896) và nghị định 18/11/1896 của Phủ toàn quyền Ðông Dương.

* Văn Miếu Huế

- Địa điểm: tọa lạc trên một ngọn đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ sát tả ngạn sông Hương.

- Đặc điểm: Văn Miếu được lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước.

* Ðiện Hòn Chén

- Địa điểm: núi Ngọc Trản thuộc huyện Hương Trà.

- Đặc điểm: là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoInưNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Từ năm 1954, Liễu Hạnh Công Chúa cũng được đưa vào thờ ở đây.

* Phu Văn Lâu

- Địa điểm: nằm ngay trước Kỳ đài trên đường quốc lộ 1 chạy qua Kinh thành Huế.

- Đặc điểm: là nơi niêm yết những chiếu thư của nhà vua hay bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Ðình.

* Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh

- Địa điểm: đường Lê Lợi, nhìn ra sông Hương.

- Đặc điểm: Trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật, tư liệu về tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhất là thời gian người sống ở Huế.

* Chùa Diệu Ðế

- Địa điểm: thuộc địa phận phường Phù Cát.

- Đặc điểm: là ngôi quốc tự thứ ba, được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô thiêng liêng.

* Chùa Từ Ðàm

- Địa điểm: phường Trường An, cách thành phố Huế khoảng 2 km về hướng Nam.

- Đặc điểm: là một trong những ngôi chùa lớn ở Huế, được xây theo kiểu cấu trúc 'chùa hội'.

* Chùa Từ Hiếu

- Địa điểm: xã Thủy Xuân cách thành phố Huế 5 km về phía Tây Nam.

- Đặc điểm: được xây theo kiểu chữ khẩu, chùa chính ba căn, hai chái. Chính điện phía trước thờ phật, phía sau thờ Tổ.

* Chùa Thiên Mụ

- Địa điểm: nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km, trên đồi Hà Khê, xã Hương Long.

- Đặc điểm: là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế.

* Chùa Thuyền Tôn

- Địa điểm: Thôn Ngũ Tây, xã Thủy An

- Đặc điểm: chùa có 02 ngôi tháp được đánh giá là những ngôi tháp đẹp nhất ở Huế.

* Chùa Thánh Duyên

- Địa điểm: Xã Vinh Hiển, huyện Phú Lộc

- Đặc điểm: gồm có chùa chính 3 gian 2 chái, được xây dựng từ cuối thế kỷ 17.

* Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế

- Địa điểm: cuối đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Đặc điểm: kết hợp hài hoà kiến trúc Tây Phương và Đông Phương.

* Thánh đường chính tòa Phủ Cam

- Địa điểm: Phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

- Đặc điểm: là một thánh đường xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

* Ðan viện Biển Ðức Thiên An

- Địa điểm: nằm trên đồi Thiên An - tên của ngọn đồi được đặt theo tên của Ðan viện.

- Đặc điểm: thường gọi là Ðan viện Thiên An, được thành lập vào mùa hè năm 1940, do các đan sĩ Biển Ðức người Pháp với cái tên 'Thiên An' (bình an từ trời).

* Hổ Quyền

- Địa điểm: nằm ở bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km.

- Đặc điểm: là đấu trường được xây dựng để tổ chức những trận đấu giữa voi và cọp cho vua, hoàng gia và các quan lại đến xem giải trí.

* Làng làm nón bài thơ Tây Hồ

- Địa điểm: Xã Phú Hồ, huyện Phú Vang.

- Đặc điểm: là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế.

* Làng Sình

- Địa điểm: nằm ven sông Hương, đối diện cảng sông Thanh Hà.

- Đặc điểm: làng có sản phẩm truyền thống là tranh. Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng.

* Làng cổ Phước Tích

- Địa điểm: nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

- Đặc điểm: Điều làm Phước Tích hấp dẫn mọi du khách chính là những ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít.

* Cồn Ràng

- Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Hương Trà.Huế

- Đặc điểm: là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hóa Sa Huỳnh từ khoảng 2.500 năm trước.
(04/05/2005)

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT