Dự báo phát triển các ngành, lĩnh vực

Phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực. Tạo sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến du lịch Đà Nẵng. Phát triển du lịch gắn với hình ảnh “thành phố đáng sống”, năng động, văn minh và thành phố lễ hội, sự kiện, đồng thời bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế. Phát huy vai trò hạt nhân và cửa ngõ du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3.2.1.Khu vực dịch vụ

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, nhất là du lịch, thương mại, dịch vụ logistics, tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và kết nối cao với các trung tâm dịch vụ quốc tế trong khu vực ASEAN và thế giới.

3.2.1.1 Phát triển du lịch

- Phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực. Tạo sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến du lịch Đà Nẵng. Phát triển du lịch gắn với hình ảnh “thành phố đáng sống”, năng động, văn minh và thành phố lễ hội, sự kiện, đồng thời bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế. Phát huy vai trò hạt nhân và cửa ngõ du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Các nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch biển với các mô hình nghỉ dưỡng đa dạng; du lịch MICE thúc đẩy bởi việc tổ chức sự kiện quốc tế và môi trường kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao, du lịch golf; Du lịch sinh thái, tìm hiểu lịch sử, văn hóa vùng- ẩm thực; loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có hoạt động cá cược theo quy định.

+ Tập trung đầu tư 04 nhóm du lịch trọng tâm: Sơn Trà thành khu du lịch sinh thái cao cấp, gắn kết du lịch với bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng sinh học; Vịnh Đà Nẵng thành “đô thị biển” mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ;Trung tâm thành phố với khu bảo tàng sống và trung tâm đô thị mới, CBT (An Đồn), phố mua sắm và nhà hàng truyền thống; và các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch ngoại vi và liên kết vùng.

- Định hướng tăng số lượng khách quốc tế thuộc phân khúc chất lượng cao, có khả năng chi trả cao, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường, thu hút khách du lịch từ các nước phát triển: Đẩy mạnh phát triển thị trường Đông Bắc Á; Duy trì và phát triển thị trường khách truyền thống khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ; Hướng đến mở rộng thị trường khách các nước Úc, Ấn Độ, Nga và các khu vực Trung Đông, Đông Âu.

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa ba địa phương Đà Nẵng-Quảng Nam-Thừa Thiên Huế, giữa vùng du lịch trọng điểm miền Trung-Tây Nguyên, giữa các địa phương trong nước, khu vực và quốc tế.

3.2.1.2 Phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics

- Hướng đến hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại khu vực miền Trung, trong đó, lấy Đà Nẵng là trung tâm logistics với hệ thống cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế. Phát triển cảng biển Đà Nẵng thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối tại khu vực; đảm nhận tốt vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung.

- Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, liên thông, kết nối thuận lợi giữa hệ thống cao tốc, quốc lộ với đường vành đai, trục giao thông chính của thành phố đến cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

- Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới.

- Phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ hiện có để tăng cường cung cấp dịch vụ chuyên biệt; ưu tiên hình thức hợp tác công-tư đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng trung tâm logistics theo quy hoạch tại cảng Liên Chiểu, trung tâm logistics Hòa Nhơn...

3.2.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ từng bước trở thành trung tâm tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu

- Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính lớn, đẳng cấp quốc tế tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, cả nước và khu vực.

- Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu khoa học hàng đầu của khu vực miền Trung và cả nước.

- Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong bốn trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước với sự phát triển cả về chuyên môn và cơ sở vật chất, tiếp cận trình độ quốc tế. Chú trọng khai thác tiềm năng phát triển du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.

3.2.2. Khu vực công nghiệp-xây dựng

Chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, không để xung đột các mục tiêu giữa phát triển công nghiệp và khu vực dịch vụ.

Tiếp tục  điều chỉnh, mộ rộng khu công nghệ cao, xây dựng các khu công nghiệp mới (Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa Cầm giai đoạn 2), chuyển đổi khu công nghiệp Đà Nẵng thành khu đô thị, nâng cấp các khu công nghiệp hiện có theo hướng khu công nghiệp sinh thái; chú trọng phân khu chức năng để tạo điều kiện hình thành các cụm liên kết ngành, hướng tới gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thúc đẩy nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tập trung phát triển các dự án công nghiệp sạch, phù hợp với thế mạnh của thành phố. Khuyến khích hơn nữa trong thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh; tạo lập cơ chế cho sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên hơn giữa doanh nghiệp kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

3.2.2.1 Phát triển công nghiệp công nghệ cao

- Định hướng ưu tiên phát triển: Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, quang-điện tử và tự động hóa; Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.

- Tập trung phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu-phát triển, chuyển giao công nghệ, ươm tạo-khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với sản xuất công nghệ cao.

- Xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao Đà Nẵng gắn với Khu đô thị sáng tạo-khoa học-công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế, có tính cạnh tranh cao.

- Tập trung vào hai mũi nhọn: Sản xuất công nghệ cao; Nghiên cứu-phát triển, ươm tạo-khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đào tạo.

3.2.2.2 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông

- Xây dựng chiến lược tiếp cận, hội nhập, đón đầu xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hướng tới hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN.

- Định hướng đa dạng hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ bưu chính đến các điểm phục vụ, chú trọng phát triển dịch vụ mới, dịch vụ ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin.

- Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ. Khuyến khích

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập và phát triển dịch vụ mang tính công ích.

3.2.3 Khu vực nông nghiệp

Phát triển 3 lĩnh vực mũi nhọn chính để tạo sự tăng trưởng bền vững là: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá; bảo vệ và phát triển rừng gắn với trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn.

- Hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch để tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Hoàn thành 2-3 vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả, tạo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phát triển toàn diện và bền vững hoạt động đánh bắt xa bờ để có thể khai thác hết tiềm năng biển, đặc biệt là gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá để hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ Quang; xây dựng các mô hình chuỗi giá trị khai thác thủy sản gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, triển khai thực hiện đúng quy định về chính sách trồng rừng thay thế và phát triển trồng rừng kinh tế.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT