Phân vùng chức năng

Cấu trúc không gian được đề xuất tạo ra các khu vực khác nhau để tạo điều kiện cho công việc, sinh sống và vui chơi. Những khu vực này là:

1.4.1 Khu công nghiệp – công nghệ cao

Các khu sản xuất được đề xuất dựa trên các định hướng kinh tế khác nhau. Các khu công nghiệp chính bao gồm khu Công nghiệp công nghệ cao ở phía Bắc và các khu công nghiệp, khu Đổi mới sáng tạo ở phía Nam, khu hàng hải và logistic tại cảng Liên Chiểu và cảng Tiên Sa. Hai vành đai này được kết nối tốt với nhau thông qua đường cao tốc và giao thông công cộng.

1.4.2 Khu Logistics

Khu Logistics hàng hải tập trung tại phía Bắc Vịnh Đà Nẵng, nơi ngành logistics của Đà Nẵng sẽ gắn liền với sự đầu tư xây dựng cảng Liên chiểu để tăng năng suất xử lý và vận chuyển hàng hóa của Đà Nẵng.

Khu Logistics sân bay nằm tại phía Nam sân bay quốc tế Đà Nẵng và phía Tây đường tránh Nam hầm Hải Vân. Các khu vực này sẽ hỗ trợ các hoạt động liên

quan đến thương mại và vận tải hàng không, cũng như mở rộng tiềm năng của Đà Nẵng như một nút quan trọng trong mạng lưới logistics toàn cầu.

1.4.3 Khu du lịch

Các khu du lịch chính với các bản sắc độc đáo được đề xuất bằng cách xác định di sản văn hóa và thiên nhiên quan trọng:

-  Các khu du lịch dọc theo Bờ Đông và Vịnh Đà Nẵng với các đặc điểm mặt nước tự nhiên, di sản văn hóa và dịch vụ du lịch đường thuỷ.

- Các khu du lịch sinh thái ở khu vực miền núi phía Tây để tận dụng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

1.4.4 Khu nông nghiệp

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm hơn 2000ha, được đặt trên vùng đất tương đối bằng phẳng, có tiềm năng tưới tiêu và tránh xa sự phát triển đô thị dày đặc. Do đó, khu vực này được đề xuất ở phía Tây Nam gần hồ Đồng Nghệ.

1.4.5 Lõi xanh

Lõi xanh sẽ là không gian công cộng mở ở giữa khu vực đô thị Đà Nẵng với các hoạt động giải trí giữa khung cảnh tươi tốt cho cả người dân và du khách. Khu vực lõi xanh được định hướng hệ số sử dụng đất trung bình để tối ưu hoá giá trị của thiên nhiên và các bản sắc riêng biệt.

1.4.6 Khu vực phát triển hỗn hợp

Để tạo ra một thành phố sôi động cho tất cả mọi người đến làm việc, sinh sống và vui chơi, các khu phát triển hỗn hợp được khuyến khích cho Đà Nẵng. Các khu vực phát triển hỗn hợp kết hợp với kinh doanh, du lịch và ở được đề xuất ở khu vực bờ biển.

1.4.7 Khu vực dân cư

Các khu dân cư được phân bố trên khắp địa bàn thành phố với các bản sắc độc đáo của ba vùng đặc trưng. Chúng sẽ được quy hoạch theo hệ thống phân cấp của các khu vực quy hoạch, với hệ số sử dụng đất khác nhau theo đặc trưng đô thị. Các khu dân cư hiện tại sẽ được chỉnh trang, cải tạo và tái thiết tùy thuộc vào điều kiện hiện trạng.

1.4.8 Các nút đô thị chính

Các nút đô thị chính ở Đà Nẵng là:

* Trung tâm đô thị

Một số dự án động lực trọng điểm sẽ được đề xuất để cải thiện trung tâm thành phố hiện tại (như là phố tài chính mới và CBD mới). Cùng với đó, chúng sẽ tạo nên một trung tâm đô thị mới.

* Đầu mối đô thị chính

Các đầu mối đô thị chính sẽ được đề xuất gắn liền với điểm trung chuyển giao thông (TOD) ở một vài nút giao thông chính với quỹ đất trống có thể phát triển. Các đầu mối này được đề xuất ở các cụm Công nghệ cao, cụm Đổi mới sáng tạo, cụm Logistics và cụm cảng biển.

* Trung tâm du lịch theo chủ đề

Các nút du lịch đặc sắc được đề xuất:

1. Trung tâm du lịch sinh thái ở khu vực núi và hồ nước ở phía Tây

2. Cảng du lịch biển gần bến cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn

3. Trung tâm văn hoá và thể thao xung quanh trung tâm văn hoá và thể thao khu vực Tuyên Sơn và đường 2-9.

5. Trung tâm du lịch ven bờ Đông và vịnh Đà Nẵng gắn với các hoạt động giải trí biển.

Đến năm 2030

Sự phát triển đô thị sẽ dựa trên phân khu chức năng với quỹ đất dự trữ dành riêng cho phát triển trong tương lai. Diện tích đất sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT