Cử tri thành phố luôn dõi theo hoạt động của chính quyền các cấp
Đăng ngày 10-07-2018 04:00, Lượt xem: 340

Tại kỳ họp thứ 7 của HĐND thành phố, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đặng Thị Kim Liên đã có bài phát biểu quan trọng, tập hợp và phản ảnh những nguyện vọng của nhân dân nhằm xây dựng chính quyền vững mạnh, hiệu quả. Cổng thông tin điện tử thành phố xin trích đăng những nội dung quan trọng trong bài phát biểu của Chủ tịch UBMTTQ thành phố.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thống nhất với báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của ƯBND thành phố. Tận dụng cơ hội mở ra sau thành công của Tuần lễ cấp cao APEC 2017, xác định chủ đề năm 2018 là “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư”, lãnh đạo thành phố đã gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trong chương trình “Tọa đàm mùa xuân” để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư vả chỉ đạo giải quyết kịp thời. Sáu tháng đầu năm kinh tế thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,54% so với cùng kỳ, các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quản lý, điều hành ngân sách đạt kết quả tích cực. Dịp kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng, nhân dân rất phấn khởi trước sự kiện khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa và khởi công dự án tu bô, phục hồi và tôn tạo Di tích cấp quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải, đây là hai địa chỉ chứng minh giá trị văn hóa - lịch sử thiêng liêng của Đà Nẵng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi người dân thành phố.

 Bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch UBMTTQ Thành phố phát biểu tại kỳ họp thứ 7

Tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tập hợp ý kiến cử tri và kiến nghị với Hội đồng nhân dân thành phố ba vấn đề, đó là: (1) củng cố và bồi đắp thêm niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị thành phố; (2) đẩy mạnh đầu tư và ưu tiên hoàn thành các công trình phục vụ dân sinh; (3) giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong các tầng lóp nhân dân. Qua theo dõi, Mặt trận Tổ quốc thành phố nhận thấy Đảng bộ và Chính quyền đang nỗ lực hết mình để xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo thành phố tăng cường tiếp công dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những bức xúc của nhân dân; trực tiếp làm việc, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, quận, huyện. Cử tri và nhân dân hoan nghênh, ủng hộ chính quyền thành phố đã kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm, buộc tháo dỡ các công trình dựng không phép, trái phép, giữ vững kỷ cương, phép nước và tin tưởng, đồng lòng cùng Đảng bộ, chính quyền thành phố khắc phục những khuyết điểm, sai phạm trước đây và quyết tâm xây dựng thành phố phát triển bền vững.

Giải quyết kiến nghị thứ hai, chính quyền thành phố đã tập trung rà soát, chỉ đạo khấn trương thi công các công trình phục vụ dân sinh, tiến hành thanh tra, kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, cử tri quan tâm đến việc nhiều công trình, dự án sử dụng vốn Nhà nước được ưu ái cho “người nhà” trong đấu thầu, chỉ định thầu dẫn đến thi công kém chất lượng, chậm tiến độ; tình trạng thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án gây bức xúc đối với người dân địa phương, nhất là không đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công dự án; tình trạng bố trí đất tái định cư trên sơ đồ giấy nhưng thực địa thì chưa hoàn thiện hạ tầng nên người dân không thể xây nhà và ổn định cuộc sống.

Về xây dựng văn hóa ứng xử, thành phố đã đưa vào thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, tiếp tục lan tỏa “Nụ cười Đà Nang”, phát hành sổ tay văn hóa “Người Đà Nằng thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” đến từng khư dân cư để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Tuy nhiên, cử tri lo ngại, bất bình trước hiện tượng bạo hành trẻ em  như tại cơ sở mầm non Mẹ Mười quận Thanh Khê; hiện tượng bán hàng rong, ăn xin biến tướng, bu bám, chèo kéo du khách; tình trạng phát tờ rơi, quảng cáo, rao vặt sai quy định đang tái diễn.

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Mặt trận Tổ quốc thành phố nhận được 221 ý kiến cử tri phản ánh qua các tố chức thành viên và Mặt trận các cấp về nhiều vấn đề như: ô nhiễm môi trường ở bãi rác Khánh Sơn, Khu Công nghiệp Liên chiểu, nhà máy Thép DaNa úc và DaNa Ý, các mỏ đá ở xã Hòa Nhơn; vấn đề quy hoạch treo, dự án chậm tiến độ; nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, an toàn tại các chung cư nhà ở xã hội; việc mở các lối đi xuống biển ... Tất cả các ý kiến này, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tập hợp đầy đủ, chuyển đến Thường trực HĐND và UBND thành phố. Tại diễn đàn hôm nay, chúng tôi tập trung kiến nghị bốn vấn đề sau:

Vấn đề thứ nhất: Nhanh chóng khắc phục tình trạng xuống cấp, mất an toàn của các chung cư nhà ở xã hội; khấn trương giải tỏa, di dời dân các khu tập thế xuống cấp ở trung tâm thành phố.

Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều chung cư nhà ở xã hội xuống cấp, hư hỏng nặng nhưng chưa được sửa chữa như chung cư Làng cá, chung cư 12T, chung cư Blue house ở quận Sơn Trà; 08 block chung cư đường Nguyễn Hữu Cảnh ở quận Hải Châu...Thực trạng này gây lo lắng, bất an cho các hộ dân khi nguồn nước sinh hoạt của chung cư bị ô nhiễm; nhà ở bị dột, thấm khi trời mưa; cầu thang không an toàn; đặc biệt là hệ thống báo cháy, chữa cháy trang bị sơ sài, lối thoát hiểm bị lấn chiếm và che khuất. Được biết từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 5 vụ cháy chung cư nhà ở xã hội. Đề nghị chính quyền thành phố khẩn trương có giải pháp cụ thể và quyết liệt nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân trong các chung cư nhà ở xã hội, khăc phục tình trạng đùn đây, thờ ơ, thiêu trách nhiệm trước những kiến nghị của các hộ dân nơi đây.

Ở trung tâm thành phố thuộc địa bàn quận Hải Châu hiện còn 36 khu nhà ở, nhà tập thể xuống cấp rất nghiêm trọng, có khu nhà “tuổi thọ” đã trên dưới 100 năm. Các căn hộ có diện tích từ 10 đến 30m2, điều kiện sinh hoạt thấp kém và mất an toàn. Qua theo dõi, Mặt trận Tổ quốc thành phố hoan nghênh UBND thành phố đã kịp thời có chủ trương giải tỏa và di dời các hộ dân sống trong các khu nhà tập thể xuống cấp. Đồng thời, đề nghị chính quyền thành phố có giải pháp xử lý nhất quán, công bằng theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp nguyện vọng của người dân.

Vấn đề thứ hai: Khắc phục tình trạng quy hoạch treo và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là tiến độ giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư.

Qua giám sát, Mặt trận Tố quốc thành phố nhận thấy quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân ở các vùng dự án quy hoạch treo và dự án chậm tiến độ bị xâm hại, sống trong tình cảnh “đi không được, ở cũng không xong”: không được chuyển nhượng đất, không được tách khẩu, không được xây dựng, sửa chữa nhà ở, cơ sở hạ tầng thấp kém, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Có dự án đã treo 20 năm nay như Lảng Đại học Đà Nẵng; nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài do phải liên tục bô sung quy hoạch như kênh thoát lũ Hòa Liên, mương Khe Cạn cấm Lệ, khu dân cư Phần Lăng 3 Thanh Khê, Khu dân cư Nam cầu cẩm Lệ, các khu tái định cư Hòa Liên 3, Hòa Liên 4, Tà Lang-Giản Bí-Phò Nam Hòa Bắc,., khiến cho nhân dân vô cùng mệt mỏi và bức xúc.

Bên cạnh đó, việc xử lý hồ sơ đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố và các chỉ nhánh trực thuộc còn quá nhiều vướng mắc, bất cập, có hiện tượng cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực khi kiểm định, áp giá đền bù nhà đất của người dân trong diện giải tỏa. Đề nghị chính quyền thành phô sớm kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự, siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, thái độ phục vụ của cán bộ viên chức Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố và các chi nhánh trực thuộc nhằm đấy nhanh tiến độ giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư các dự án.

Ngoài ra, việc quy hoạch vả xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số  Hòa Vang cần phải xem xét đến yếu tố văn hóa, truyền thống sinh hoạt và lao động của đồng bào, tránh việc quy hoạch khu tái định cư nhả ống liền kề, thiêu không gian sinh hoạt văn hóa đang dần làm mai một bản sắc văn hóa của cộng đông dân tộc thiểu số ở Hòa Vang.

Vấn đề thứ ba: Đầu tư và 'tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm báo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đà Nẵng là địa phương thứ hai trong cả nước được thí điếm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm đi vào hoạt động từ tháng 1/2018. Cùng với sự giám sát và tuyên truyền, vận động của Mặt trận và các đoàn thể, chính quyền các cấp và Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiếm tra và xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sáu tháng đầu năm, thành phố đón hơn 4 triệu lượt du khách, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thể thao nhưng trên địa bàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người. Tuy nhiên, chính quyền thành phố không chủ quan mà cần có sự đầu tư nhiều hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm cho. người dân và du khách. Trên địa bàn thành phố hiện có gần 70 chợ truyền thống, đa số đã được xây dựng từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng xuống cấp không đảm bảo điều kiện kỉnh doanh, có nguy cơ cao mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Chợ sạch đang là đòi hỏi, là yêu cầu cấp bách của người dân, đề nghị các cấp chính quyền thành phố cần đầu tư nâng cấp các chợ truyền thống nhằm đảm bảo điều kiện kinh doanh thực phẩm an toàn. Mặt khác, cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thức ăn đường phố, nhất là các cơ sở kinh doanh trà sữa, một loại thức uống đang rất được giới trẻ và học sinh ưa thích.

Vấn đề thứ tư: về quy hoạch và thu hút đầu tư.

Đẻ có được một Đà Nẵng với dáng dấp văn minh, hiện đại như hôm nay phải kể đến công đầu của quy hoạch nhưng đồng thời cũng nhìn nhận cái chưa được của quy hoạch thời gian qua để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch, tận dụng những dư địa còn lại của nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai, tạo ra một chu kỳ phát triển mới của thành phố ở tầm cao hơn. Lãnh đạo thành phố đang tiến hành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tống thể phát triển KTXH thành phố, gắn với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư. Cử tri và nhân dân mong muốn việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phải trên cơ sở một quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội được điều chỉnh theo hướng bền vững; tránh tình trạng quy hoạch chạy theo đầu tư, không đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của cộng đồng vói lợi ích của nhà đầu tư, không đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giữ vững quốc phòng-an ninh, với bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. Khắc phục bất cập của việc quy hoạch phát triển du lịch dải ven biển Đà Nẵng, chính quyền thành phố đang triển khai mở các lối đi xuống biển. Sẽ là niềm vui và sự cảm kích của người dân thành phố nếu như các nhà đầu tư chủ động bàn bạc cùng chính quyền thành phố tạo sự thông thoáng, không chia cắt bãi biển Đà Nẵng, để người dân địa phương và du khách đều có cơ hội thụ hưởng không gian biển tuyệt đẹp của thành phố chúng ta.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trân trọng đề nghị Chủ tọa Kỳ họp đưa 4 vấn đề nêu trên vào nội dung nghị sự của kỳ họp. Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu tiếp thu, giải quyết và thông báo cho ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và cử tri, nhân dân biết để giám sát theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác