Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đăng ngày 21-12-2017 09:46, Lượt xem: 443

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Trung Chinh

Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2013

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong sự nghiệp đổi mới, đất nước ta cần một thế hệ trẻ là lực lượng tiền phong có đủ tài năng, có đạo đức tốt với tinh thần trách nhiệm và lí tưởng sống cao đẹp,vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, yêu cầu phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đảng ta đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học... Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành... Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, nhà trường Tiểu học cần phải được tổ chức dạy học với nội dung, phương pháp và thời gian hợp lí, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và phải được học 2 buổi/ ngày. Trong thực tế, dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học vừa là nhu cầu của xã hội, vừa là nhu cầu được giáo dục của trẻ em. Khi được tăng thời lượng tham gia các hoạt động giáo dục (ở buổi thứ hai), các em sẽ có nhiều thời gian hơn, được học, được chơi, được tham gia các hoạt động giáo dục toàn diện để phát triển năng khiếu, rèn luyện kĩ năng.

Tại thành phố Đà Nẵng, công tác chỉ đạo dạy và học trong trường tiểu học luôn được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm. Sở GD&ĐT đã có sự chỉ đạo cụ thể công tác dạy học 2 buổi/ngày bằng các chủ trương, biện pháp thích hợp và đã có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với ủy ban nhân dân (UBND) các quận huyện, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục nên đã tạo được sự chuyển biến khá mạnh mẽ, tích cực về chất lượng giáo dục.

Trên thực tế, mặc dù việc dạy học buổi thứ hai đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế ở các mặt nhưcông tác xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, chưa đóng góp được nhiều vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; đội ngũ giáo viên còn thiếu so với quy định, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu; diện tích sân chơi, bãi tập, phòng học chức năng chưa đảm bảo; trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn hạn chế...

Từ những cơ sở lí luận và thực trạng về công tác tổ chức, chất lượng dạy học buổi thứ hai của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố, cho thấy: cần thiết phải nghiên cứu để đề xuất mô hình tổ chức, định hướng nội dung chương trình dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học. Đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, sử dụng tốt nhất các điều kiện cơ sở vật chất hiện có và định hướng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, phát huy khả năng của từng giáo viên và xây dựng đội ngũ để có thể khơi dậy và phát huy tiềm năng của học sinh trong các nhà trường tiểu học.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp nhằm tổ chức dạy học buổi thứ hai đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, bao gồm: tìm hiểu, thu thập tài liệu; đọc, phân tích, tóm tắt tài liệu.

          - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:

          + Quan sát: Để phát hiện bản chất, hiện tượng của vấn đề giúp người nghiên cứu đặt ra các giả thuyết hoặc kiểm chứng các giả thuyết đặt ra.

          + Điều tra: Tổ chức điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu nhập được thông tin và nắm được các nhu cầu về mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai.

          + Phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin từ một số cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung nghiên cứu.

          + Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm: Làm rõ các vấn đề trên cơ sở thông tin thu thập được cần và đúc kết, tổng hợp các kinh nghiệm để đề xuất các biện pháp quản lý.

          + Xây dựng mô hình, chỉ đạo điểm: Nhằm giúp người nghiên cứu rút kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình hoàn chỉnh; trên cơ sở đó để nhân rộng, phát triển mô hình dạy học buổi thứ hai đạt hiệu quả.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thực hiện thông qua các hội thảo, phiếu trưng cầu thu thập ý kiến để có được những định hướng và giải pháp đúng đắn cho việc việc tổ chức và quản lý dạy học buổi thứ hai tại các trường tiểu học ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

          - Phương pháp xử lí bằng thống kê toán học: Được sử dụng để xử lí các kết quả nghiên cứu về định lượng và định tính.

Trên cơ sở nghiên cứu việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày của trường tiểu học và các hoạt động dạy học, giáo dục được tổ chức trong buổi học thứ hai, đề xuất mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố trong thời gian đến.

3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp cơ sở lí luận về mô hình dạy học buổi thứ hai tại trường tiểu học;

-Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức dạy học buổi thứ hai trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵngtừ năm 2006 đến năm 2012;

- Đề xuất mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai trong thời gian đến và các giải pháp thực hiện.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng tổ chức dạy học buổi thứ hai tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2. Mô hình tổ chức dạy học buổi thứ hai tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3. Các giải pháp thực hiện mô hình, nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai trong trường tiểu học

4. Thực hiện thử nghiệm và khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

File đính kèm
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác