Giải pháp thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Đăng ngày 21-12-2017 09:46, Lượt xem: 1499

I. THÔNG TIN ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Giải pháp thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Kỳ Minh

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2014

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2012), Đà Nẵng đã dần khẳng định là một thành phố đáng sống với nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn trên 10%/1năm, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người tăng cao hơn gần 1,5 lần so với bình quân của Việt Nam. Đà Nẵng còn là một trong 10 tỉnh, thành phố lớn của cả nước có khả năng tự cân đối thu - chi ngân sách và điều tiết hằng năm về ngân sách Trung ương. Tuy vậy, khủng hoảng kinh tế thế giới từ sau năm 2009 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Mặt khác thị trường bất động sản đóng băng kéo dài cộng với hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng cửa, phá sản, giải thể… làm cho việc thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh thành phố đang cần đẩy mạnh đô thị hóa và phấn đấu sớm hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020.

Hơn nữa, từ trước tới nay các công trình nghiên cứu về tính bền vững thu ngân sách nhà nước chỉ mới áp dụng ở cấp Trung ương, chưa có các nghiên cứu về thu ngân sách nhà nước bền vững ở cấp địa phương. Những vấn đề đó cho thấy việc thực hiện đề tài “Giải pháp thu ngân sách bn vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa và tổng hợp những nội dung cơ bản của thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững;

- Đánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp nhằm phát triển bền vững các nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2013-2020.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững;

- Hoạt động thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2002 - 2013 và giải pháp đến 2020.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích và đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ đó đặt ra các vấn đề cần giải quyết về thu ngân sách nhà nước bền vững trong thời gian tới và đưa ra các giải pháp thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứucơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước bền vững ở cấp độ địa phương;

- Thực trạng thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Giải pháp thu ngân sách nhà nước bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Đề tài đã khái quát rõ các khái niệm về thu ngân sách nhà nước, phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước, sự phân cấp quản lý nhà nước về thu ngân sách giữa Trung ương và địa phương,khái niệm về thu ngân sách nhà nước bền vững, các nguyên tắc về thu ngân sách bền vững ở cấp độ địa phương, các tiêu chí đánh giá thu ngân sách bền vững ở cấp độ địa phương.

- Đề tài đã phân tích rất cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước bền vững:

+ Điều kiện tự nhiên của địa phương;

+ Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

+ Hệ thống các công cụ thu ngân sách nhà nước, bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách về thu ngân sách nhà nước vàcông tác tổ chức thu ngân sách nhà nước.

+ Quy mô, cơ cấu chi ngân sách nhà nước;

+ Hội nhập kinh tế quốc tế;

- Về việc nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm thu ngân sách bền vững ở một số địa phương trong nước: Đề tài đã giới thiệu về thành công lớn trongviệc triển khai dự án hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp nổi bật để nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững của tỉnh Bình Dương. Qua đó đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng nhận thức được rằng:

+ Quá trình hiện đại hóa thủ tục hành chính thuế là một quá trình hết sức quan trọng trong công tác quản lý ngân sách nhất là trên địa bàn các thành phố lớn, hiện đại như Đà Nẵng. Tuy nhiên trong cách triển khai cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Sở, ngành liên quan cũng như các chương trình triển khai đa dạng để đến được nhiều đối tượng khác nhau;

+Cần nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nước, cụ thể là các cơ quan thuế quan vì đây là nguồn thu ngân sách nhà nước bền vững, cần chú trọng bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển.

File đính kèm
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác