Một số nội dung về Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Đăng ngày 05-12-2022 14:13, Lượt xem: 1254

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã tác động sâu sắc đến tư duy về sức mạnh, nguồn lực đảm bảo an ninh quốc gia, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia. Tư duy bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia, mà cần được mở rộng nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở nước ngoài và sự phát triển của đất nước trong tương lai. Phải chuyển từ tư duy thụ động, bó hẹp, khép kín, biệt lập sang tư duy chủ động, hợp tác và phát triển.

1. Nhận thức và tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia

Theo quan niệm truyền thống, an ninh quốc gia mang nội hàm đồng nghĩa với sử dụng sức mạnh để chống xâm lược, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khái niệm an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh tài chính – tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân số, an ninh môi trường…

Đó là những vấn đề an ninh nổi lên bắt nguồn từ những nguy cơ mới, tác động đa chiều của quá trình phát triển; bổ sung cho các vấn đề an ninh chính trị, quân sự vốn là những vấn đề trung tâm của thời kỳ chiến tranh lạnh và nay đang có xu hướng giảm đi trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã tác động sâu sắc đến tư duy về sức mạnh, nguồn lực đảm bảo an ninh quốc gia, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia. Tư duy bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia, mà cần được mở rộng nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở nước ngoài và sự phát triển của đất nước trong tương lai. Phải chuyển từ tư duy thụ động, bó hẹp, khép kín, biệt lập sang tư duy chủ động, hợp tác và phát triển.

2. Chủ quyền các quốc gia trên không gian mạng hiện nay

 Trên thế giới, các quốc gia sử dụng một số thuật ngữ khác nhau như “ cyber security”, “ network security” để chỉ an ninh, an toàn mạng; “ information security” ( hay “ security of information”) để chỉ an ninh, an toàn thông tin. Mỹ giải thích khái niệm “information security” (an ninh, an toàn thông tin) tại Luật “Federal Information Security Management Act of 2002” (H.R. 2458 - 48) và Luật “Federal Information Security Modernization Act of 2014” (Public Law 113-283, 113th Congress) như sau: Thuật ngữ “an ninh, an toàn thông tin” có nghĩa là bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin không bị truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, thay đổi hoặc phá hoại nhằm bảo đảm: tính nguyên vẹn (nghĩa là bảo vệ chống lại việc sửa đổi hoặc phá hoại thông tin trái phép, bao gồm việc bảo đảm thông tin xác thực và không bị gián đoạn); tính bảo mật (nghĩa là hạn chế quyền tiếp cận và tiết lộ thông tin, bao gồm cả việc bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin riêng); tính khả dụng (nghĩa là bảo đảm cho việc có thể truy cập được và sử dụng được thông tin một cách kịp thời và tin cậy).

Trung Quốc giải thích khái niệm “an ninh, an toàn mạng” tại dự thảo Luật An ninh, an toàn mạng như sau: “An ninh, an toàn mạng” là áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tấn công, xâm nhập, can nhiễu, phá hoại hoặc sử dụng phi pháp mạng cũng như những sự cố ngoài ý muốn giữ cho mạng ở trạng thái vận hành ổn định và tin cậy cũng như bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý trên mạng.

Ở nước ta, ngày 12/6/2018 Quốc hội đã thông qua Luật số 24/2018/QH14 Luật an ninh mạng, trong đó có giải thích các thuật ngữ : (1) “ An ninh mạng”; (2) “ Không gian mạng”; (3) “ Không gian mạng quốc gia”; (4) “ Bảo vệ không gian mạng”. Theo đó, “an toàn thông tin mạng được hiểu là sự bảo vệ hệ thống thông tin và thông tin truyền đưa trên mạng tránh bị truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.

 “Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia đối với các vùng thông tin do Nhà nước quản lý, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cũng giống như chủ quyền lãnh thổ, các quốc gia có quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt đối với phạm vi không gian mạng thuộc quyền kiểm soát của mình, tức có chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, việc xác định chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cần căn cứ vào phạm vi không gian mạng mà một quốc gia được quyền kiểm soát, chi phối trên cơ sở chủ quyền, lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế.

Thực chất việc quốc gia xác lập chủ quyền không gian mạng là xác lập quyền quản lý, kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng và thông tin được tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền đưa trên đó, được thực hiện thông qua xác lập chủ quyền, quyền tài phán theo luật pháp quốc tế đối với cơ sở hạ tầng mạng thuộc sở hữu cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia; đồng thời mã hóa thông tin số truyền đưa trên không gian mạng toàn cầu.

 Cơ sở hạ tầng không gian mạng cấu thành từ: hạ tầng truyền dẫn vật lý; hạ tầng các dịch vụ lõi; các dịch vụ, hệ thống ứng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Các thành phần này là các thiết bị vật lý, tương đối ổn định và hữu hình. Mọi quốc gia có quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng không gian mạng và các hoạt động trên toàn bộ vùng lãnh thổ có chủ quyền của mình. Cơ sở hạ tầng không gian mạng có thể nằm trong lãnh thổ đất liền, nội thủy, lãnh hải (bao gồm cả thềm lục địa và đáy biển), các quần đảo và không phận quốc gia đều thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với vùng lãnh thổ đó.

CỔNG TTĐT

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT