Cảnh báo các loại ma túy “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc…

Thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận việc xuất hiện 2 dạng ma túy “núp bóng” pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc... Các loại ma túy này rất dễ được các đối tượng tội phạm lợi dụng để trà trộn, giao dịch trên thị trường, đối tượng được hướng tới là các em học sinh, sinh viên tại các trường học.

Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Đà Nẵng), một trong số các loại ma túy “núp bóng” thực phẩm là các loại bánh, kẹo có chứa chất ma túy được sản xuất, đóng gói có phép của cơ quan chức năng ở một số nước trên thế giới. Các loại này được cho phép sản xuất với hàm lượng quy định có ghi trên bao bì sản phẩm và có cảnh báo người dùng. Trong thời gian qua, các đối tượng lợi dụng lén lút mang vào Việt Nam phát tán sử dụng dẫn đến ngộ độc như ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 10-2021. Đối tượng mua kẹo từ siêu thị ở Mỹ mang về cho người nhà sử dụng nhưng không nói cho người nhà biết có chứa chất ma túy. Loại này người dùng có thể bị nhầm lẫn nếu dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một loại ma túy khác được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống. Đây là thủ đoạn tinh vi của tội phạm nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm và đồ uống như vụ bán bánh cần sa trên mạng internet xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội đã được cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, triệt xóa tháng 12-2019; vụ nhóm học sinh tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) sử dụng kẹo có chứa chất ma túy (THC- cần sa), bị ngộ độc phải cấp cứu tháng 10-2021; vụ bán “nước xoài” có chứa chất ma túy tại TP Hồ Chí Minh tháng 10-2020; vụ bán “nước nho” có chứa chất ma túy tại quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) tháng 4-2022; vụ sử dụng socola có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA (thuộc danh mục IIC của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ) tại Đông Anh, Hà Nội tháng 6-2022... Bên cạnh đó, nhiều loại ma túy “núp bóng” khác như “nước vui”, “nước biển” chứa chất ma túy GHB (thuộc danh mục IIC của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ), là chất được tạo thành bởi tiền chất Gamma-butyro lactone (GBL); nước xoài “Crispy Fruit” có chứa chất ma túy Bromazepam, Nimetazepam đều là chất ma túy (thuộc danh mục III của Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ). Ngoài ra, nhiều dạng ma túy “núp bóng” khác như bánh cần, bánh lười “lazy cakes” chứa cần sa; tinh dầu thuốc lá điện tử; nước nho Ribena chứa ketamine, trà chanh, nước giải khát chứa chất ma túy ketamine, MDMA; ma túy “đông trùng”… Người vận chuyển, tàng trữ, mua bán loại này biết nó là ma túy nhưng khi bị bắt thường che giấu ý thức chủ quan không biết là ma túy để nhằm chối tội.

Ma túy “núp bóng” thảo mộc dạng “Cỏ Mỹ”: đối tượng tẩm dung dịch có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA vào thảo mộc rồi đóng gói thành loại thuốc lá gói “Tobaco”, thuốc lá điếu và pha dung dịch có chứa chất ma túy ADB-BUTINACA bơm vào cây thuốc lá điện tử POD trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy do Công an quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội phát hiện, xử lý tháng 9-2022. Các đối tượng trong vụ án thông qua mạng xã hội (zalo, telegram...) liên kết với nhau hình thành các nhóm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở các địa bàn khác nhau. Hình thức giao dịch chủ yếu thông qua hệ thống vận chuyển hàng hóa bằng ship COD, phần mềm... với “mặt hàng” là chất ma túy mới hiện đang được giới trẻ “ưa chuộng” (sử dụng hình thức thuốc lá điện tử, thảo mộc...).

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn thủ đoạn pha trộn ma túy dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, thảo mộc...., vừa qua, Giám đốc CATP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy, cách nhận biết ma túy, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử dễ bị tội phạm lợi dụng pha trộn nhằm cảnh báo tới nhà trường, phụ huynh, học sinh sinh viên và giới trẻ về tác hại của các loại ma túy “núp bóng”. Phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý các loại hàng hóa là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc được nhập vào Việt Nam để phòng ngừa tác hại đối với cộng đồng. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tập trung làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, rà soát chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm các hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy dưới dạng pha trộn vào thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thảo mộc…

DOÃN HÙNG

 

An ninh Đà Nẵng - Tin tức

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Đằng sau tấm biển Phòng khám Đa khoa Quốc tế và phương châm “y đức hàng đầu, vươn tầm thế giới”
Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chuyển hàng trăm triệu đồng mua hàng khuyến mãi
Bắt đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp xe máy sau 6 giờ gây án
Video: Chỉ đạo điều hành
Khởi tố, bắt tạm giam 8 đối tượng gây rối trật tự công cộng
Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở

Sáng 20-6, phường Hải Châu (quận Hải Châu) tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) năm 2025. Đây là một trong 30 địa phương tiêu biểu trong cả nước được Bộ Công an chọn tổ chức điểm cấp thành phố. Đến dự có Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh.

Phá chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn tạo hàng chục tài khoản facebook mạo danh người thân lừa đổi tiền

Với thủ đoạn sử dụng nhiều sim điện thoại của các nhà mạng khác nhau, sau đó đăng ký và tạo lập các tài khoản Facebook giả giống các tài khoản Facebook của người thân nạn nhân, nhất là những gia đình có con cái đang du học ở nước ngoài rồi nhắn tin cho ba mẹ đang sinh sống tại Việt Nam mời gọi tham gia đổi tiền ngoại tệ để hưởng % hoa hồng…, đối tượng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nạn nhân.

Chuyển biến rõ nét sau 1 tháng cao điểm trấn áp tội phạm

Ngày 18-5, Đại tá Nguyễn Văn Tăng, Phó Giám đốc Công an thành phố chủ trì Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện Đợt cao điểm ra quân trấn áp, truy quét, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật trên đường phố.

Đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2000 tỷ đồng bị bắt giữ

Ngày 14-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Tổ Hình sự Khu vực 1, Phòng Cảnh sát hình sự) Công an thành phố thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Công Lộc (SN 1984), trú phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh về tội “Tổ chức đánh bạc”. Cơ quan Công an xác định, Lộc là nghi phạm cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2000 tỷ đồng trước đó đã bị Công an thành phố Đà Nẵng đấu tranh, bóc gỡ...

Liên tiếp phá án, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng được “thưởng nóng”

Nhằm kịp thời biểu dương, ghi nhận thành tích xuất sắc của lực lượng Cảnh sát hình sự, sáng 11-6, Thượng tá Lê Văn Tín, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Đà Nẵng chủ trì “thưởng nóng” cho tập thể Đội 3, Tổ Hình sự Khu vực 2 và Khu vực 3 (thuộc Phòng) vì đã liên tiếp đấu tranh khám phá, làm rõ 01 nhóm/04 đối tượng ngoại tỉnh, hoạt động lưu động, chuyên trộm cắp móc túi tại các sự kiện, lễ hội và đấu tranh làm rõ, bắt giữ đối tượng ngoại tỉnh khác đến Đà Nẵng gây ra liên tiếp 2 vụ cướp giật tài sản.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu