Chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan” (25-9-1952 – 25-9-2022): Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân
Ngày 23-9, Thành ủy Đà Nẵng, Viện lịch sử quân sự, Quân khu V phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan” (25-9-1952 – 25-9-2022): Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân”. Tham dự hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; Trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu V; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết.
Kinh nghiệm và bài học quý suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến
Cách đây 70 năm, vào đêm 24, rạng sáng ngày 25-9-1952, Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 803 của bộ đội chủ lực Liên khu 5 đã tổ chức trận tiến công tiêu diệt cứ điểm Đồn Nhất, một cứ điểm đặc biệt quan trọng của thực dân Pháp trên đỉnh đèo Hải Vân và đã giành chiến thắng vang dội.
Chiến thắng Đồn Nhất là một trong những chiến công lừng lẫy của lực lượng vũ trang Liên khu 5 nói chung, của Trung đoàn chủ lực 803 và Tiểu đoàn 59 nói riêng trong Chiến dịch Hè Thu năm 1952 trên các mặt trận, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực và quân, dân Liên khu 5 trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng phát biểu
Chiến thắng Đồn Nhất đi vào trang sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân khu 5 trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần cách mạng tiến công của quân và dân ta.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh, Quảng Nam - Đà Nẵng là một trong những chiến trường của Liên khu 5 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch để nắm lấy địa bàn chiến lược quan trọng này. Chính vì vậy, để hỗ trợ phong trào kháng chiến trên địa bàn, củng cố vùng du kích, phá thế kìm kẹp của địch, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 quyết định mở Chiến dịch Hè Thu năm 1952 trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng; sau khi giành được những chiến thắng quan trọng như chiến thắng tại cứ điểm Xuân Đài, Khu hành chính Phú Kỳ, cứ điểm Vân Ly, cứ điểm Túy Loan, cứ điểm Lệ Sơn thuộc huyện Hòa Vang - Đà Nẵng…Ban chỉ huy Trung đoàn 803 đã quyết định tiến công Đồn Nhất trên đỉnh đèo Hải Vân.
Chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan đã để lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý cho lực lượng vũ trang Liên khu 5 trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như xây dựng lực lượng vũ trang hiện nay. Thắng lợi đó đã tăng thêm sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết tâm cho quân và dân ta tiếp tục tiến công địch để giành những thắng lợi lớn hơn, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thành công, để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự phát biểu
Theo Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự, trong chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh, phát huy bản chất “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, lực lượng vũ trang Liên khu 5 không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đóng vai trò nòng cốt cho cuộc kháng chiến trên địa bàn, Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 803, đơn vị làm nên chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan là một ví dụ điển hình.
Được thành lập vào ngày 10/6/1950, từ các đơn vị là Đại đội 6 của Đà Nẵng, Đại đội 11, Đại đội 4 thuộc tỉnh Quảng Nam; đến tháng 11/1951, Tiểu đoàn được biên chế trong đội hình Trung đoàn 803 chủ lực Liên khu 5. Đó là quá trình từ những đại đội độc lập, được tập trung thành tiểu đoàn, huấn luyện đánh công kiên, đánh vận động, góp phần phát huy thế chủ động trên chiến trường. Khi cùng đội hình Trung đoàn 803 tham gia Chiến dịch Hè Thu 1952, Tiểu đoàn xuất sắc diệt khu hành chính Phú Kỳ, Kỳ Lam, cứ điểm Vân Ly, Lệ Sơn và được giao nhiệm vụ tiêu diệt Đồn Nhất, một cứ điểm nằm sâu trong lòng địch, trên địa hình hiểm trở, Tiểu đoàn đã khắc phục khó khăn, chiến đấu, giành chiến thắng.
Thắng lợi của trận tiến công Đồn Nhất để lại dấu ấn về quá trình xây dựng, chiến đấu, giành chiến thắng của đơn vị cụ thể của lực lượng vũ trang Liên khu 5 trong kháng chiến chống thực dân Pháp; để lại dấu ấn về tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của quân và dân trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng, của quân và dân Liên khu 5 nói chung.
“Chúng ta tiếp tục khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng ủy Liên khu 5 và Đảng bộ các cấp trong tổ chức, xây dựng lực lượng bộ đội chủ lực, đáp ứng được yêu cầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời, khẳng định vai trò của bộ đội chủ lực trong củng cố, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Liên khu 5. Từ đó, khẳng định bước trưởng thành của Tiểu đoàn 59, xứng đáng là đơn vị chủ lực của lực lượng vũ trang Liên khu 5, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Khẳng định, làm rõ đặc điểm, nét độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và điều hành trận đánh; đặc biệt là phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu anh dũng, kiên cường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng Tiểu đoàn 59." - Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự nói.
Lãnh đạo thành phố và các cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 59 chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trình bày các tham luận phân tích tác động, ảnh hưởng của chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan đối với tiến trình cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng, với Chiến trường Liên khu 5 nói chung. Qua đó, đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm rõ quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành Tiểu đoàn 59 – nguyên nhân trực tiếp làm nên thắng lợi của trận tiến công Đồn Nhất – Hải Vân Quan, nhằm tiếp tục khẳng định chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng, sự vận dụng sáng tạo của Liên khu ủy và Đảng bộ các cấp trên chiến trường Liên khu 5 về xây dựng, phát huy vai trò của bộ đội chủ lực, tạo nên lực lượng cơ động trên các chiến trường, chiến đấu giành những thắng lợi quan trọng, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thành công.
Bên cạnh đó, phân tích nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và điều hành trận đánh; đặc biệt là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng chiến đấu, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng làm nên chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan. Qua đó, khẳng định giá trị chiến công đối với tiến trình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng, Liên khu 5 và cả nước nói chung. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan để giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Thượng tướng, TS Lê Huy Vịnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu
Thượng tướng, TS Lê Huy Vịnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, chiến thắng Đồn Nhất Hải Vân Quan là kết quả quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành nhanh chóng của Tiểu đoàn 59, đơn vị được thành lập vào ngày 10-6-1950, theo chủ trương phát triển bộ đội chủ lực, tiến lên vận động chiến, phát huy thế chủ động trên chiến trường, giành lấy những thắng lợi quan trọng để đi đến thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Được thành lập từ các đại đội độc lập của Quảng Nam, Đà Nẵng, Tiểu đoàn 59 đẩy mạnh luyện tập đánh công kiên, huấn luyện đánh vận động, chống càn, diệt tháp canh, tiến lên diệt các cứ điểm của địch, lập nhiều chiến công trên chiến trường Quảng Nam, Nam Tây Nguyên... Đó là quá trình lấy hiệu quả tác chiến để đánh giá kết quả huấn luyện; lấy chiến đấu, thực tế chiến trường để rèn luyện cách đánh, tôi luyện phẩm chất cách mạng, ý chí tiến công cho cán bộ, chiến sĩ.
Mỗi chiến công là một bước phát triển của Tiểu đoàn, khi được tham gia chiến dịch Hè Thu 1952, đơn vị đã tiêu diệt các khu hành chính Kỳ Phú, Kỳ Lam, các cứ điểm Vân Ly, Lệ Sơn, tiến lên tiêu diệt Đồn Nhất – Hải Vân Quan. Lực lượng tham gia trận tiến công Đồn Nhất đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí tiến công, vượt qua mọi khó khăn về địa hình, thời tiết, bất lợi về vũ khí, trang bị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
“Tôi mong rằng những thông tin, tư liệu khẳng định sâu sắc giá trị của chiến công, tôn vinh và tri ân công lao của cán bộ, chiến sĩ đã làm nên chiến thắng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương thế hệ ông cha ra sức học tập, lao động và cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.” - Thượng tướng, TS Lê Huy Vịnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Bảo tồn, phát huy giá trị Đồn Nhất - Hải Vân Quan gắn với phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng
Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, Hải Vân Quan là nhân chứng cho những thay đổi lớn lao của vận mệnh dân tộc từ dấu ấn mở mang bờ cõi cho tới những cuộc đối đầu khốc liệt với thực dân đế quốc.
Nằm ở vị trí chiến lược hết sức quan trọng “đất yết hầu của vùng Thuận Quảng”, Hải Vân Quan là một pháo đài quân sự có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng thủ của ngõ phía Nam của Kinh thành Huế. Điều này đã được lịch sử chứng minh khi Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng vào năm 1858, uy hiếp Hải Vân Quan. Tuy nhiên, đội quân xâm lược đã không thể vượt qua được lá chắn vững chắc Hải Vân Quan và từ bỏ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, chuyển hướng tấn công vào Gia Định.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết phát biểu
Theo thời gian, cùng với tiến trình phát triển lịch sử, Hải Vân Quan đã từng chứng kiến những chiến tích oai hùng trong công cuộc giữ nước của dân tộc. Năm 1947, nơi đây đã ghi dấu chiến công của Trung đoàn 108 của Vệ quốc quân khi tiêu diệt Trung đoàn cơ giới Pháp tại chân cầu Roger ở phía Bắc đèo Hải Vân. Trong chiến dịch Hè - Thu năm 1952, vào 01 giờ 30 phút ngày 25/9, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803, bộ đội chủ lực Liên khu 5 mở cuố tiến công tiêu diệt và bắt sống một số tên trong Trung đội lính Âu - Phi của Pháp trấn giữ Đồn Nhất. Trong trận chiến mùa xuân Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn đặc công 87 của ta đã tập kích tiêu diệt toàn bộ Tiểu đoàn Hock của đề quốc Mỹ án ngữ tại đèo Hải Vân.
Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, Hải Vân Quan còn chứa đựng bên trong nhiều giá trị khảo cổ, kiến trúc, nghệ thuật. Sau hơn 100 năm vùi sâu dưới lòng đất, những hiện vật vô cùng có giá trị, những nền móng kiến trúc của Hải Vân Quan dần phát lộ sau các cuộc điều tra, nghiên cứu khảo cổ học. Thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng chung Bộ hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Hải Vân Quan là di tích cấp quốc gia; kết quả, ngày 14/4/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL công nhận Hải Vân Quan là Di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia.
Năm 2017, tại lễ đón bằng Di tích lịch sử Quốc gia trên đỉnh đèo Hải Vân, lãnh đạo 02 địa phương đã ký kết Biên bản hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Hải Vân Quan. Cuối năm 2021, dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công thực hiện bởi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sau khi hoàn thành dự án vào năm 2023, cùng với Đồn Nhất, khu vực này sẽ trở thành điểm tham quan, du lịch văn hóa, lịch sử kết hợp trải nghiệm thú vị, làm đa dạng hơn sản phẩm du lịch của 02 địa phương.
Để bảo tồn và phát huy giá trị Đồn Nhất - Hải Vân Quan, phát huy di tích vào phát triển kinh tế Đà Nẵng cũng như Thừa Thiên Huế, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Biên bản hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Hải Vân Quan giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đó chú trọng cơ chế phối hợp quản lý, phát huy giá trị di tích quy định rõ trách nhiệm giữa 02 địa phương. Nghiên cứu làm rõ hơn giá trị lịch sử của di tích, giúp du khách nhận rõ tính độc đáo, hiếm có của Đồn Nhất - Hải Vân Quan, kết hợp với giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng khu vực đỉnh đèo; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các dịch vụ để phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phù hợp tại di tích Đồn Nhất - Hải Vân Quan và các khu vực lân cận.
"Tiềm năng và giá trị của Đồn Nhất - Hải Vân Quan đã được khẳng định, tuy nhiên để khai thác hiệu quả và bền vững, không gây tổn hại đến di tích và môi trường sinh thái tại Hải Vân Quan là một vấn đề cần được cân nhắc thận trọng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, cùng chia sẻ lợi ích và hướng đến phát triển bền vững," Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết nói.
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu
Trước yêu cầu, nội dung xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững quốc phòng, an ninh hiện nay; trên cơ sở Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 16-10-2003 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước... các cấp ủy, chính quyền thành phố tích cực triển khai các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh: "Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan” (25-9-1952 – 25-9-2022): Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân" chính là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống chiến đấu anh dũng của lực lượng vũ trang Liên khu 5, tưởng nhớ đến các cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hi sinh trong Chiến dịch Hè Thu 1952, cho thắng lợi của trận tiến công Đồn Nhất, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua đó, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập tự cường và khát vọng hòa bình, củng cố niềm tin và quyết tâm cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại, xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ đi trước."
Chiến thắng Đồn Nhất – Hải Vân Quan để lại dấu ấn về ý chí tiến công, tinh thần khắc phục khó khăn của lực lượng được giao nhiệm vụ, biểu hiện cao độ truyền thống “trung dũng, kiên cường”, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì đất nước. Phát huy tinh thần chiến thắng Đồn Nhất, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Đà Nẵng quyết tâm xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, thực sự là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên như Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị đã xác định.
CÔNG TÂM - MAI QUANG
Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ký Quyết định số 1867/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2025, sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng vào Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng.
Tập huấn phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập
Sáng 02-7, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn sử dụng Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.
Đà Nẵng, khát vọng mới
Sau 28 năm chia tách, Đà Nẵng và Quảng Nam trở về chung một mái nhà. Thành phố Đà Nẵng mới với một không gian phát triển rộng mở, với khát vọng mới trên hành trình cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7
Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Đà Nẵng; Phân công công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026; Hơn 6,7 tỷ đồng đầu tư nâng cấp nhà vệ sinh công cộng ven biển tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; Gần 06 tỷ đồng đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Đa Phước và Mộ Bình hương xử sĩ Mạc Trường Thành; 02 thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra thành phố…là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7.
Quỹ Đầu tư phát triển với phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”
Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2025” và phong trào “Dân vận khéo năm 2025, thời gian qua, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố vận động đảng viên, đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!