Chính phủ ban hành gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, ngày 1-7-2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ tiếp nối gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đây.
Với mục tiêu hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động, gói hỗ trợ được triển khai theo nguyên tắc bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.
Đồng thời, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại Nghị quyết này) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Theo đó, có 12 nhóm chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP, gồm: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc; Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em; Hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), và người phải thực hiện cách ly y tế (F1); Hỗ trợ một lần đối với nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề; Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh; Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; Hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.
Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, kịp thời đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời, điều chỉnh kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em sang hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác theo nội dung thống nhất với nhà tài trợ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn theo trình tự, thủ tục rút gọn và cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng với lãi suất 0%/năm, thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng và không có tài sản đảm bảo để cho người sử dụng lao động quy định tại điểm 11 Mục II Nghị quyết này vay trả lương cho người lao động. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn đến hết ngày 31-3-2022 hoặc khi giải ngân hết số tiền tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro trích lập từ nguồn chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý đối với khoản nợ tái cấp vốn tại Nghị quyết này phát sinh quá hạn từ 3 năm trở lên.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương và chỉ đạo thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết; báo cáo kết quả thực hiện theo tiến độ hỗ trợ gửi Bộ Tài chính để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ. Chủ trì xác định và phê duyệt danh sách các đối tượng được hưởng chế độ quy định tại Nghị quyết này; tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, công khai, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Xem toàn văn Nghị quyết 68/NQ-CP tại đây.
THÁI BÌNH







Phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030
UBND thành phố ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, Phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 với nội dung Bổ sung Khu vực dự kiến phát triển nhà ở.

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7
Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Đà Nẵng; Phân công công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026; Hơn 6,7 tỷ đồng đầu tư nâng cấp nhà vệ sinh công cộng ven biển tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; Gần 06 tỷ đồng đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Đa Phước và Mộ Bình hương xử sĩ Mạc Trường Thành; 02 thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra thành phố…là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7.

Chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố từ ngày 23-6 – 27-6-2025
Từ ngày 23-6 đến 27-6-2025, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ban hành một số nội dung, thông tin chính sách chỉ đạo, điều hành nổi bật liên quan đến chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, điều chỉnh, bổ sung giá đất một số tuyến đường, khu vực, đầu tư công,...

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 1-7
Xếp hạng Cụm di tích Đình và Miếu Bà La Bông là di tích Lịch sử cấp thành phố; Triển khai chính thức Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố từ ngày 01 tháng 07 năm 2025; Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố; Ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp tại khu vực bờ Nam cửa sông Cu Đê; Giao đất để xây dựng trụ sở Chi cục Thống kê khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn…là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 1-7.

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 27-6
Tăng cường công tác phòng, ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; Điều chỉnh, bổ sung giá đất một số tuyến đường, khu vực; Phê duyệt các hợp phần tích hợp vào quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Tiếp nhận Dự án Nâng cao năng lực hòa nhập xã hội cho trẻ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ … là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 27-6.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!