Đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”

Nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố theo phương châm 4 tại chỗ: “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ” và 3 sẵn sàng: “chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương", ngày 15-8, UBND thành phố ban hành văn bản số 5264/UBND-SCT về Phương án cung ứng, phân phối lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố.

Nhiều nguồn cung hàng hóa cho thành phố

Theo đó, các hàng hóa cung ứng gồm: Thực phẩm khô (gạo, trứng, thực phẩm gói chỗ biến sẵn ăn liền, muối, nước mắm, xì dầu, dầu ăn,…); Thực phẩm tươi sống (thịt, cá); Rau, củ, quả. 

Các nguồn cung hàng hóa cho thành phố gồm có 10 siêu thị lớn: Siêu thị Coopmart Đà Nẵng, Coopmart Sơn Trà, BigC, Lotte, Vinmart, MM Mega, Danavimart, Fumart, Vita mart, Trung tâm thương mại Hòa Thọ.

Các đơn vị sẽ thực hiện cung ứng theo địa bàn, trong đó: Siêu thị Mega Market cung ứng hàng hóa cho quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang; Siêu thị Coopmart Sơn Trà cung ứng hàng hóa cho quận Sơn Trà; Coopmart Đà Nẵng cung ứng hàng hóa cho quận Thanh Khê và Liên Chiểu, Siêu thị Lotte Mart cung ứng hàng hóa cho quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà; Danavimart cung ứng hàng hóa cho Hải Châu; Chuỗi siêu thị mini Vinmart: 187 cửa hàng.

Các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng phân phối khác (Công ty TNHH Đắc Vinh, Công ty TNHH TMDV Hai Thuyên, Công ty TNHH 5 mục tiêu, Công ty Hà Sinh - Kim Anh, Công ty TNHH Thực phẩm Top Việt, Công ty TNHH Thủy sản Bắc Trung Nam,...) sẽ chủ yếu cung ứng thịt, cá, trứng. Trong đó, ưu tiên cung ứng hàng hóa cho các địa bàn ít siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và các địa bàn khác theo nhu cầu.

Sở Công Thương liên kết với các tỉnh, thành để kết nối cung ứng nguồn hàng củ, quả; làm việc với các nhà cung ứng để điều tiết, tăng lượng hàng cung ứng cho thành phố.

Để đảm bảo việc cung ứng hàng hoá, các mặt hàng thiết yếu khi cung ứng được gói sẵn dưới hình thức combo, gồm 2 nhóm hàng: Thịt, cá; Rau, củ, quả và đặt hàng trước thời gian giao hàng theo thỏa thuận với nhà cung cấp.

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu của các đơn vị cung ứng được phép hoạt động. Đồng thời, áp dụng hình thức “3 tại chỗ” phù hợp đối với nhân viên tại các siêu thị, đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa.

3 phương thức cung ứng

Thành phố xây dựng 3 phương thức cung ứng hàng hóa: Thành phố hỗ trợ; Đặt hàng thông qua Ban điều hành khu dân cư, khu chung cư, tổ, thôn; Khôi phục lại chợ truyền thống.

Cụ thể, thành phố hỗ trợ các mặt hàng: gạo, trứng, mì tôm, nước mắm, dầu ăn, cá hộp, củ, quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không có thu nhập, hộ khó khăn (dự kiến 30.000 hộ); hỗ trợ bổ sung củ, quả cho nhân dân các quận; hỗ trợ củ, quả cho các hộ dân ở huyện Hòa Vang thuộc khu vực không còn sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ bổ sung thịt, cá cho các hộ dân ở huyện Hòa Vang. Sở Công Thương điều phối hàng hóa về các quận, huyện trên cơ sở danh sách do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp từ số liệu của UBND các quận, huyện cung cấp.

Đối với phương thức Đặt hàng thông qua Ban điều hành khu dân cư, khu chung cư, tổ, thôn (gọi tắt là Ban điều hành), Sở Công Thương giới thiệu các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm cho UBND các quận, huyện để chủ động kết nối, đặt hàng; điều tiết việc cung ứng hàng hóa đến các phường, xã theo địa bàn để đảm bảo giao hàng kịp thời. Trên cơ sở phương án cung ứng hàng hóa do quận, huyện phê duyệt, UBND phường, xã liên hệ với các nhà cung ứng để Ban điều hành đặt hàng cho người dân, đồng thời Ban điều hành chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, điều tiết, cung ứng và phân phối hàng hóa đến các khu dân cư, khu chung cư, tổ, thôn.

Ban điều hành đặt hàng các đơn vị cung ứng trước ngày giao hàng ít nhất một ngày để có thời gian chuẩn bị; trực tiếp nhận hàng từ đơn vị cung ứng và giao lại cho các hộ dân. Trên cơ sở đề nghị của UBND các phường, xã, UBND các quận, huyện kết nối với nhà cung cấp để tổ chức các chuyến xe lưu động đưa hàng bán cho người dân thông qua Ban điều hành.

Đối với phương thức Khôi phục lại chợ truyền thống, tùy vào tình hình dịch tễ, trên cơ sở đề xuất của UBND các quận, huyện, Sở Công thương tham mưu cho UBND thành phố xem xét, quyết định khôi phục lại các chợ truyền thống để bổ sung nguồn hàng nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân.

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tư lợi

Để đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời theo phương châm "4 tại chỗ", "3 sẵn sàng", UBND thành phố giao Công an thành phố và Bộ Chỉ huy quân sự thành phố cử lực lượng tham gia vào việc cung ứng hàng hóa khi được huy động. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng ở các cấp tham gia công tác giám sát việc cung ứng hàng hóa của các Ban điều hành đến người dân.

Công an thành phố nắm bắt thông tin, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tư lợi. 

Sở Tài chính, Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý kê khai giá. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và kiểm soát chặt chẽ yếu tố hành thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi với mức giá cao nhất theo các quy định của pháp luật và công bố rộng rãi, công khai các đơn vị, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

DỰ KIẾN NHU CẦU CÁC MẶT HÀNG

I. Hàng khô

- Gạo thường: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 2.702 tấn, khả năng cung ứng là 4.500 tấn.

- Mỳ tôm: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 4.029,9 ngàn gói, khả năng cung ứng là 10 triệu gói.

- Nước mắm: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 161 ngàn lít, khả năng cung ứng là 180 ngàn lít.

- Dầu ăn: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 2.702 lít, khả năng cung ứng là 3.000 lít.

- Trứng gà: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 2.450 ngàn quả, khả năng cung ứng là 2.500 ngàn quả.

II. Thịt, cá

- Thịt heo: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 539 tấn, khả năng cung ứng là 650 tấn.

- Thịt gà: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 539 tấn, khả năng cung ứng là 600 tấn.

- Thủy hải sản: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 390 tấn, khả năng cung ứng là 800 tấn.

III. Rau củ quả các loại: nhu cầu định mức trong 7 ngày khoảng 1.473 tấn, khả năng cung ứng là 1.500 tấn.

THANH THẢO

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Nghị định 183/2025/NĐ-CP “mở đường” cho Đà Nẵng trở thành trung tâm dược liệu miền Trung
Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7
Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố
Đà Nẵng, khát vọng mới
Đạo diễn Kang Je Kyu chia sẻ kinh nghiệm làm phim tại Lớp học điện ảnh chuyên sâu (Master Class)

Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ký Quyết định số 1867/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2025, sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng vào Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng.

Tập huấn phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập

Sáng 02-7, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn sử dụng Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.

Đà Nẵng, khát vọng mới

Sau 28 năm chia tách, Đà Nẵng và Quảng Nam trở về chung một mái nhà. Thành phố Đà Nẵng mới với một không gian phát triển rộng mở, với khát vọng mới trên hành trình cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7

Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Đà Nẵng; Phân công công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026; Hơn 6,7 tỷ đồng đầu tư nâng cấp nhà vệ sinh công cộng ven biển tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; Gần 06 tỷ đồng đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Đa Phước và Mộ Bình hương xử sĩ Mạc Trường Thành; 02 thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra thành phố…là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7.

Quỹ Đầu tư phát triển với phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2025” và phong trào “Dân vận khéo năm 2025, thời gian qua, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố vận động đảng viên, đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu