Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Ngày 27-11, tại Quảng Nam, Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chính thức khai mạc với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”. Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng, và lãnh đạo các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế.
Ký kết thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển giữa hiệp hội doanh nghiệp du lịch thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, với 4 sân bay (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát), 5 cảng biển (Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quốc, Nhơn Hội), 4 khu kinh tế, nhiều khu công nghiệp có hạ tầng tốt, nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh.
Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng về du lịch; trong đó tiềm năng du lịch biển, đảo được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn; tiềm năng Du lịch di sản (3/5 di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam); tài nguyên du lịch núi rừng phong phú với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác, hồ nổi tiếng. Ngoài ra, toàn khu vực có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em - những chủ nhân đã và đang xây dựng nên một bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bậc nhất của Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, việc đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là giải pháp hiệu quả nhằm tái khởi động các hoạt động du lịch, quảng bá du lịch các địa phương, thúc đẩy người dân đi du lịch trong nước. Từ đó, góp phần xây dựng thị trường du lịch nội địa sôi động, bền vững và là tiền đề để tạo ra các sản phẩm liên kết vùng đặc sắc, có chất lượng nhằm chuẩn bị cho việc đón du khách quốc tế quay trở lại sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn.
Không gian kết nối doanh nghiệp du lịch "Business Matching" nhằm giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng của các tỉnh, thành miền Trung
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, dù có nhiều khó khăn nhưng liên kết phát triển du lịch là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải là đầu tàu để hỗ trợ các tỉnh thành miền Trung trong định vị sản phẩm du lịch, tạo ra được những sản phẩm đặc trưng. Trong khi đó, các tỉnh thành miền Trung cần định vị rõ hơn, sâu sắc hơn về vị thế của mình trong tổng thể liên kết để thấy rõ dấu ấn văn hóa của từng địa phương, yếu tố nguồn nhân lực...tạo nên các giá trị riêng để thu hút các nhà đầu tư lớn, cũng như hỗ trợ truyền thông, quảng bá về điểm đến, góp phần tạo nên hệ sinh thái du lịch theo hướng bền vững.
Với chủ đề "Dòng chảy tinh hoa", Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là sự kiện đánh dấu bước ngoặc quan trọng, toàn diện trong quan hệ, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố, các hiệp hội và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết phát triển du lịch liên vùng Bắc - Trung – Nam. Cụ thể, tập trung vào 4 nội dung chính: công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch. Các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi thông tin liên kết xây dựng những định hướng mới trong phát triển du lịch tại địa phương; khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, đa dạng và đặc trưng của vùng, cùng hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề, ẩm thực phong phú. Phát huy lợi thế cửa ngõ vùng, cửa ngõ quốc tế, tăng tỉ lệ khách du lịch, tăng chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách... với mục tiêu tăng tỷ lệ khách du lịch, phục hồi phát triển ngành du lịch sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng nói riêng, cả nước nói chung.
UBMTTQVN thành phố Hồ Chí Minh trao gần 30 tỉ đồng cho 5 tỉnh, thành miền Trung để khắc phục thiên tai, bão lũ
Cũng tại diễn đàn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã trao tặng kinh phí hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở các tỉnh Quảng Nam (hơn 10,6 tỷ đồng), Thừa Thiên Huế (hơn 6,6 tỷ đồng), Quảng Ngãi (hơn 8,7 tỷ đồng), Đà Nẵng (200 triệu đồng) và Bình Định (3 tỷ đồng). Báo Người Lao Động đã trao tặng 50.000 lá cờ Tổ quốc trong chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" cho 5 tỉnh, thành phố Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Ông Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao bảng tượng trưng 10.000 lá cờ tặng ngư dân Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Theo ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, các tỉnh thành của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cam kết không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng hệ thống du lịch thông minh, đẩy mạnh tính liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời chuyển từ phát triển du lịch từng địa phương sang phát triển du lịch vùng bền vững.
CÔNG TÂM

Tập trung triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch, các dự án trọng điểm về giao thông
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Sở Xây dựng về nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 4-7, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị đơn vị tập trung tham mưu UBND thành phố liên quan đến các quy hoạch, các dự án trọng điểm về giao thông để phát triển thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam.
DIFF 2025 giúp Đà Nẵng hút 1,17 triệu lượt khách chỉ trong 1 tháng
Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố, tổng lượng khách do các cơ sở lưu trú phục vụ trong một tháng diễn ra vòng loại DIFF 2025 (từ 31-5 đến 30-6) đạt khoảng 1,17 triệu lượt, tăng gần 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, riêng 5 đêm pháo hoa đầu tiên đã thu hút gần 400.000 lượt khách, tương đương với tổng lượng khách đến DIFF 2024.
Bước tiến công nghệ: AI và VR thay đổi phục hồi chức năng tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Trong bối cảnh y học hiện đại không ngừng vươn tới những đỉnh cao mới, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào điều trị đã trở thành một xu thế tất yếu. Tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Khoa Phục hồi Chức năng đang đi đầu trong cuộc cách mạng này, mang đến hy vọng và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân thông qua việc tích hợp Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Thực tế Ảo (VR) vào quy trình điều trị.
Bế mạc và Trao giải Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba
Sau một tuần diễn ra với không khí sôi nổi, đậm chất điện ảnh, tối 5-7, lễ Bế mạc và Trao giải Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba, 2025 (DANAFF III) vinh danh những tác phẩm, nghệ sĩ xuất sắc của Việt Nam và Châu Á ở các hạng mục giải thưởng, khép lại hành trình rực rỡ của một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với thành phố Đà Nẵng, mà còn với cộng đồng điện ảnh khu vực Châu Á.
Đại học Bách khoa Đà Nẵng khẳng định vị thế trung tâm đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ hàng đầu cả nước
Sáng 5-7, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Ngô Đông Hải; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đoàn Ngọc Hùng Anh; Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Võ Công Chánh.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!