Năm 2014 phấn đấu xóa 100% hộ đặc biệt nghèo

Năm 2013 là năm đầu tiên thành phố triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2013-2017 với mức chuẩn nghèo mới (600 ngàn đồng/người/tháng đối với nông thôn và 800 ngàn đồng/người/tháng đối với thành thị).
Trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh kế chưa được phục hồi, đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp... nhưng ngay từ đầu năm, thành phố đã kịp thời ban hành các chính sách và thực hiện có hiệu quả công tác trợ cấp hàng tháng đối với người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận; trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng già yếu, ốm đau thường xuyên, đối tượng xã hội trong hộ đặc biệt nghèo; nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm hộ nghèo từ 25 triệu lên 30 triệu đồng/ nhà...
Đầu năm 2013, toàn thành phố có 22.045 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,1%/tổng số hộ dân cư, trong năm có 855 hộ nghèo phát sinh. Nghị quyết HĐND thành phố đã đề ra trong năm giảm 5.250 hộ nghèo. Bằng các giải pháp đồng bộ, thiết thực năm qua các ngành, hội, đoàn thể, địa phương đã trực tiếp trợ giúp cho 68.400 lượt hộ với 22.653 lượt người nghèo được thụ hưởng. Qua đó, tạo điều kiện cho 7.714 hộ vươn lên thoát nghèo, đạt 130,65% kế hoạch. Trong năm, thành phố cũng đã giải quyết cho 9.243 lượt hộ thụ hưởng các chính sách trợ giúp. Trong số đó đã có 425 hộ vươn lên thoát nghèo đạt 425%/ kế hoạch giao.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Liên Chiểu, điều quan trọng để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả bền vững là tạo việc làm cho người nghèo. Tại quận Liên Chiểu qua khảo sát có 170 hội viên nông dân nghèo được chia thành 2 nhóm đối tượng: có khả năng tổ chức sản xuât kinh doanh và chưa có kế hoạch làm ăn cụ thể. Từ đó, Hội đã có cách hỗ trợ phù hợp vừa tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh giỏi làm ăn vừa vận động họ nhận các hộ nông dân nghèo vào làm việc. Năm 2013, đã có 38 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhận 65 hộ nông dân nghèo vào làm việc với thu nhập ổn định từ 2-5 triệu đồng/tháng như công ty Hương Quế, ngư dân Lê Văn Ninh (ở phường Hòa Minh), cơ sở sản xuất chổi đốt của ông Nguyễn Văn Nam (phường Hòa Hiệp Nam)…, bà Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân quận Liên Chiểu còn triển khai một số hoạt động có tính lâu dài như khảo sát cụ thể đất bỏ hoang trong và ngoài dự án để vận động nông dân phục hóa sản xuất. Hội đang tạo điều kiện cho 50 nông dân thuộc phường Hòa Hiệp Nam phục hóa 6,8ha đất và hỗ trợ gần 1 tạ các loại giống rau, giải ngân hơn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho các hộ nông dân này vay để sản xuất.
Về phần mình, quận Hải Châu lại có cách làm khác là triển khai thí điểm mô hình cho vay không lấy lãi. Đây là mô hình được đánh giá đổi mới về phương pháp, khuyến khích hộ nghèo phát huy khả năng, đồng thời phù hợp với thực tế của địa phương. Trước đây, tất cả các nguồn hỗ trợ hộ nghèo đều theo kiểu cho không nên một bộ phận hộ nghèo nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không phấn đấu làm ăn, không muốn thoát nghèo để tiếp tục hưởng lợi. Có hộ còn sử dụng phương tiện sinh kế, vốn hỗ trợ sai mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí, bà Nguyễn Thị Thừa - Phó Chủ tịch UBND quận Hải Châu chia sẻ tại hội nghị.
Từ thực tế đó, Ban chỉ đạo quận đã quyết định triển khai mô hình cho hộ nghèo vay không lãi và trả dần trong 1-2 năm. Từ nguồn vốn này sẽ tiếp tục quay vòng, mở rộng đối tượng vay, tạo cơ hội cho nhiều hộ nghèo tiếp cận để phát triển kinh tế gia đình. Với cách làm mới này, bước đầu đã tạo được chuyển biến rõ rệt. Các hộ tham gia với tinh thần tự nguyện, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm ngay từ ban đầu, phấn đấu làm ăn để vừa đảm bảo kinh tế gia đình, vừa trả nợ, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò của chính mình trong nỗ lực thoát nghèo.
Năm 2014, thành phố tiếp tục phấn đấu giảm 2,46% tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số dân cư (tương đương 5.963 hộ nghèo); phấn đấu đến cuối năm xóa 100% hộ đặc biệt nghèo (tương đương 1575 hộ); đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo được tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ, nhất là y tế, chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần, giáo dục, dạy nghề miễn phí, tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý, vay vốn để làm ăn; đảm bảo 100% số hộ nghèo, đặc biệt nghèo đang ở nhà tạm, có đất ở ổn định được hỗ trợ cải thiện nhà ở, điện, nước sạch, xây dựng công trình phụ hợp vệ sinh; 100% người mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư, suy thận mãn tính) thuộc hộ nghèo, người già yếu, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người ốm đau thường xuyên, người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ đặc biệt nghèo được giải quyết trợ cấp hàng tháng.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Xuân Anh đánh giá cao kết quả đạt được của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo năm qua. Phó Chủ tịch nhấn mạnh, chương trình giảm nghèo cần chú ý hỗ trợ cụ thể, sát sao với từng đối tượng cụ thể, tiến tới giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, đối với các đối tượng chây lỳ, mang tư tưởng ỷ lại, không có ý thức lao động vươn lên thoát nghèo thì phải có biện pháp. Phó Chủ tịch cũng lưu ý các cấp, các ngành trong quá trình triển khai cần nhân rộng các mô hình, cách làm hay có hiệu quả, xây dựng các chương trình dạy nghề, giới thiệu việc làm; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức giảm nghèo; huy động mọi nguồn lực xã hội trong và ngoài nước hỗ trợ người nghèo…phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

Tại hội nghị, 26 tập thể, 15 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố và Giấy khen của Trưởng Ban chỉ đạo mục tiêu giảm nghèo thành phố vì những thành tích trong công tác giảm nghèo năm 2013
Bước tiến công nghệ: AI và VR thay đổi phục hồi chức năng tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Trong bối cảnh y học hiện đại không ngừng vươn tới những đỉnh cao mới, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào điều trị đã trở thành một xu thế tất yếu. Tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Khoa Phục hồi Chức năng đang đi đầu trong cuộc cách mạng này, mang đến hy vọng và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân thông qua việc tích hợp Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Thực tế Ảo (VR) vào quy trình điều trị.
Xã, phường chủ động triển khai công việc, nỗ lực phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Chiều 7-7, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về việc vận hành chính quyền 2 cấp. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Quang Bửu.
Không bỏ sót công việc, địa bàn sau sáp nhập
Phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 7-7, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị Sở tiếp tục ổn định bộ máy, phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể, không bỏ sót công việc, địa bàn sau sáp nhập.
Tăng cường giao lưu, hợp tác Đà Nẵng – Sakai (Nhật Bản)
Sáng 7-7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh chủ trì buổi tiếp đoàn Liên minh Nghị sĩ hữu nghị thành phố Sakai (Nhật Bản), do ông Nishi Tetsushi, Nghị viên, Phó Chủ tịch Liên minh, Thành viên Ủy ban Hành chính và Ủy ban đặc biệt nghiên cứu chính sách đối phó với tình trạng giảm dân số thành phố Sakai làm Trưởng đoàn, nhân chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng.
Giữ vững mạng lưới giao dịch gần dân, đảm bảo dòng vốn chính sách thông suốt, kịp thời
Ngày 7-7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức 13 phiên giao dịch tại các điểm giao dịch xã. Hoạt động diễn ra an toàn, thông suốt tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!