Năm Doanh nghiệp 2014: Hỗ trợ tiếp cận thị trường ngay tại "sân nhà"

Năm 2014 là được chọn là Năm Doanh nghiệp, do vậy ngành Công Thương phải nỗ lực hơn nữa, nắm bắt thời cơ để xây dựng các cơ chế, chính sách, đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể và thiết thực, tạo đà phát triển của ngành theo hướng nhanh, mạnh và bền vững, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố động lực của khu vực miền Trung và Tây Nguyên – Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Sở Công Thương, được tổ chức vào ngày 21-1.

Năm 2013 đầy khó khăn, thách thức, song thu ngân sách thành phố đã về đích một cách ngoạn mục vào những ngày cuối năm, vượt dự toán được giao với việc hoàn thành 105% kế hoạch, bằng 128% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế thành phố giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định với tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) ước tăng 8,1%. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết, nhìn vào cơ cấu nguồn thu, có thể thấy kinh tế thành phố đã và đang có những bước đi bền vững với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Lần đầu tiên, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt trên 1,3 tỷ USD; sản xuất công nghiệp sự phục hồi mạnh mẽ với chỉ số phát triển công nghiệp tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, giá trị SXCN đạt gần 38.400 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng cao nhất với 12,5%; một số sản phẩm có sản lượng tăng mạnh gồm: giày các loại, bia, thép cán, quần áo may sẵn…

Lãnh đạo thành phố thăm xưởng may veston của Công ty Dệt may 29-3.

 Trong năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số dự án sản xuất như Nhà máy lắp ráp ô tô của Công ty Nissan, Nhà máy sữa của Công ty Vinamilk, dự án nâng công suất sản xuất bia của Công ty VBL; xưởng may veston của Công ty Dệt may 29-3, Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng… đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của thành phố.
 
 Thị trường bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong năm 2013 cũng đã tăng trưởng 17,5% so với năm 2012 với 60.200 tỷ đồng. Đặc biệt, thành phố đã tổ chức được 6 kỳ hội chợ và nhiều chương trình đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về vùng sâu, vùng xa, đến các khu công nghiệp, các chợ để bình ổn giá... Đây được xem là một trong những kết quả đáng biểu dương của ngành trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
 
 Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Thuế thành phố, số thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 74% trên tổng số thu thuế, phí. Điều này cho thấy doanh nghiệp của địa phương vẫn chưa có sự phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng. Theo các đại biểu, đa số doanh nghiệp của thành phố là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường ngay tại “sân nhà”. Đại diện của Hội làng nghề nước mắm Nam Ô cho biết, để tìm cách đưa nước mắm Nam Ô vào siêu thị BigC, họ đã bỏ không ít kinh phí để thực hiện các thủ tục đăng ký thương hiệu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm, nhiều lần gặp gỡ, thậm chí đi vào TP Hồ Chí Minh, làm việc với lãnh đạo cấp cao nhất của BigC nhưng vẫn chưa thể đưa được sản phẩm vào siêu thị này. Đại diện chị em tiểu thương tại các chợ đề nghị Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Quản lý Hội chợ Triễn Lãm và các chợ Đà Nẵng không nên tăng giá các gian hàng tại các hội chợ hàng Việt, bởi đa số các tiểu thương tham gia hội chợ là nhằm quảng bá thương hiệu chứ hầu như không có tính hiệu quả về doanh thu.
 
 Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết cho biết, trong năm 2014, chính quyền thành phố sẽ tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp nằm thực hiện chủ trương “Năm Doanh nghiệp”. Theo đó, sẽ có nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như cùng các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Sắp tới, ngành sản xuất trong nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng sẽ gặp không ít khó khăn khi thành lập thị trường chung ASEAN vào năm 2015 và Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do vậy, Phó Chủ tịch yêu cầu Sở Công Thương phải chủ động triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp và thương mại; theo dõi và quản lý chặt chẽ thị trường, kiểm tra, kiểm soát tốt hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, thực hiện có hiệu quả thương mại điện tử; phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy thị trường nội địa và kích cầu tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước…

Phó Chủ tịch UBND TP Phùng Tấn Viết trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP cho 5 doanh nghiệp xuất sắc năm 2014 gồm: Cty CP Dệt may 29-3, Cty CP Cơ khí Hà Giang Phước Tường, Điện Lực Đà Nẵng, Cty Xăng dầu Khu vực V và Siêu thị Co.opmart.

 Trước mắt, thành phố Đà Nẵng cũng đã xây dựng một số cơ chế, chính sách và kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Năm Doanh nghiệp. Trong đó có việc xây dựng Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với vốn điều lệ 100 tỷ, vốn từ ngân sách thành phố là 30 tỷ đồng; triển khai thực hiện “phố chuyên doanh” nhằm tạo điểm đến cho khách du lịch, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Đối với việc tìm đường vào các siêu thị lớn cho các mặt hàng của địa phương, Phó Chủ tịch yêu cầu Sở Công Thương chuẩn bị buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố, các doanh nghiệp và lãnh đạo các siêu thị. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch cũng lưu ý tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, mẫu mã, bao bì đẹp, giá cả cạnh tranh, đồng thời có sự sáng tạo trong việc tiếp cận người tiêu dùng.

NGỌC THỦY

Tin tức - sự kiện

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Việt An sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ lần thứ I
Xây dựng xã Thu Bồn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2030
Lãnh đạo UBND thành phố làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp
Xã Trà Vân phải trở thành vùng trọng điểm cây quế
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 15-7
DIFF 2025 “đốt cháy” mùa hè Đà Nẵng

Lãnh đạo UBND thành phố làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp

Chiều 15-7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thái Bình có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp Quảng Nam (thuộc UBND TP Đà Nẵng). Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.

Xã Hòa Vang: Phát huy vai trò trục kết nối đô thị - nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng của thành phố

Sáng 15-7, Ban chấp hành Đảng bộ xã Hòa Vang tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Đức Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh dự Đại hội.

Xây dựng phường Hải Châu phát triển bứt phá, xứng tầm đô thị trung tâm của thành phố

Sáng 15-7, Đảng bộ phường Hải Châu long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Xã Trà Vân phải trở thành vùng trọng điểm cây quế

Chiều 15-7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Quang Bửu có buổi làm việc với xã Trà Vân về công tác tổ chức vận hành chính quyền địa phương 02 cấp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Phát triển du lịch đường sông dọc tuyến sông Cẩm Lệ

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy phường Cẩm Lệ về công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 vào ngày 15-7.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu