Về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Công ty tôi ký hợp đồng lao động 12 tháng với một người lao động. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, Công ty muốn tiếp tục sử dụng người lao động và ký tiếp phụ lục hợp đồng lao động với thời hạn không xác định với người lao động có được không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động:
“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.”
Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 BLLĐ quy định hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
“a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Căn cứ quy định nêu trên, Công ty chỉ được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động với người lao động một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết. Việc Công ty giao kết với người lao động bằng hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm, sau khi kết thúc thời hạn 01 năm Công ty tiếp tục sử dụng người lao động với thời hạn không xác định thì phải ký kết lại hợp đồng lao động với thời hạn không xác định, không được giao kết bằng phụ lục hợp đồng lao động.







Về việc lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động
Hiện nay, công ty tôi đang sử dụng 36 lao động làm việc trong ngành xây dựng, chưa thành lập tổ chức công đoàn. Như vậy, khi ban hành nội quy lao động, Công ty phải lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động như thế nào để hoàn chỉnh hồ sơ nội quy lao động?

Bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tôi muốn hỏi về vấn đề xây dựng bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo luật thì được hưởng như thế nào theo quy định? Nếu hai người, một người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương như thế nào, là ngang nhau hay là người được nhiều hơn người được ít hơn?

Mức lương đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo
Doanh nghiệp tôi chưa rõ về vấn đề lao động qua đào tạo nghề, đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo thì có được gọi là người lao động qua đào tạo không? Tiền lương trả cho người lao động này như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định mức lương áp dụng cho trường hợp này.

Về người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng
Hiện nay, công ty chúng tôi có người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng. Để có cơ sở xử lý kỷ luật lao động, công ty có quyền tạm dừng công việc của người lao động để điều tra hành vi vi phạm hay không? Thời gian tạm dừng là bao lâu và tiền lương tạm ứng cho người lao động trong thời gian này như thế nào?

Quy định về phạt tiền trong nội quy lao động
Hiện nay, công ty tôi đang xây dựng nội quy lao động. Để tăng cường kỷ luật lao động, công ty dự kiến quy định việc người lao động sẽ bị phạt 50 ngàn đồng cho mỗi lần đi làm trễ. Xin hỏi, quy đinh của công ty có đúng pháp luật hay không?
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!