Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng

Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là "Bảo tàng Chàm" (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.

Đôi nét về lịch sử: Sự việc được khởi đầu do một công chức ngạch cai trị của Pháp là Charles Lemire, Công sứ tỉnh Quảng Nam. Lemire bắt đầu công cuộc sưu tập vào năm 1891 các tác phẩm điêu khắc Chămpa nằm rải rác ở các ngôi tháp, hoặc các phế tích ở trong tỉnh mà lâu nay ít ai chú ý đến, đem tập trung về Đà Nẵng. Sau 5 năm (1895), bộ sưu tập của Lemire đã lên đến 90 cổ vật bằng đá sa thạch được tập trung ở một khu vườn có nhiều cây tỏa bóng mát ở gần bờ sông Hàn, đây chính là địa điểm mà sau này Bảo tàng điêu khắc Chàm được xây dựng.

Sau bao nhiêu khó khăn về mặt thủ tục hành chính và vấn đề kinh phí, cho đến năm 1915, công trình mới được xây dựng và hoàn thành vào tháng 5-1916 với tên gọi ban đầu “Les Chams au Musée de Tourane” (Người Chàm ở Bảo tàng Đà Nẵng). Ngày 22-6-1918, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký quyết định thiết lập ở Đà Nẵng “Musée de l’Indochine, Section des antiquités Chames” (Bảo tàng Đông Dương, phần các cổ vật Chàm) và quy định đây là bảo tàng khảo cổ học trực thuộc phủ Toàn quyền, dưới sự kiểm soát về chuyên môn của Trường Viễn Đông bác cổ.

Điều hành việc xây dựng bảo tàng, nghiên cứu sắp xếp hệ thống hóa các bộ sưu tập theo niên đại và theo phong cách, là một nhân viên của Trường Viễn Đông bác cổ H.Parmentier. Do đó, khi cơ sở này được hoàn tất và mở cửa đón khách, thì người ta chỉ nhắc đến “Musée H.Parmentier” (Bảo tàng Parmentier), mà quên đi người đặt nền móng đầu tiên cho công trình. Cũng phải thừa nhận rằng sau này chính H.Parmentier đã có công sưu tập, bổ sung, phân loại, sắp xếp một cách khoa học các tác phẩm nghệ thuật phản ánh những nét sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo và tài nghệ độc đáo của dân tộc Chăm.

Hiện nay, ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng có trên 300 cổ vật điêu khắc trên đất nung và đất sa thạch từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XIII được sưu tập suốt dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, được trưng bày cùng với những thuyết minh đầy đủ nhất. Đây cũng là bảo tàng điêu khắc Chămpa duy nhất trên thế giới.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng

Bảo tàng được thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp, diện tích được xây dựng thêm là 1.800m2 (2002 – 2004). Công trình vẫn giữ được phong cách kiến trúc tổng thể và kế thừa bố cục trưng bày ban đầu, song được bổ sung thêm 150 hiện vật mới, trong đó có nhiều hiện vật rất quý như tượng nữ thần bằng đồng.

Hệ thống chiếu sáng, âm thanh, các phương tiện bảo vệ hiện vật được trang bị đồng bộ và hiện đại hơn. Bảo tàng đã bước đầu bố trí chỗ dành cho những người có yêu cầu nghiên cứu đến làm việc thuận tiện.

Thắng cảnh và di tích

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

グハンソン(Ngu Hanh Son)地区
Năm 2015: Điều hành ngân sách chặt chẽ, tránh việc chi ngân sách ngoài dự toán
Di tích Đà Nẵng - những trang sử tuyệt đẹp
Thành Điện Hải
Trận đánh Pháp đầu tiên trên đèo Hải Vân (28-2-1886)
Vết tích những nấm mồ quân xâm lược ở Đà Nẵng giữa thế ký XIX hiện còn lưu lại

Vết tích những nấm mồ quân xâm lược ở Đà Nẵng giữa thế ký XIX hiện còn lưu lại

Những phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân Việt Nam ở Đà Nẵng vào sáng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Bọn xâm lược đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Cho đến hết năm 1858, chúng vẫn không sao thực hiện được mục đích mở rộng địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, nhằm tạo một bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Tướng chỉ huy quân liên quân lúc bấy giờ là Đô đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, chúng chỉ để lại ở Đà Nẵng một đại đội lính và vài chiến hạm, số quân còn lại được chuyển vào đánh chiếm Gia Định.

Đình Nại Nam

Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.

Trận đánh Pháp đầu tiên trên đèo Hải Vân (28-2-1886)

Theo lệnh của De Courcy, Tổng tư lệnh binh đoàn viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tướng Prud’homme đóng tại Huế đã cấp tốc điều động đội công binh mở nhanh con đường chiến lược Huế – Đà Nẵng, mà đặc biệt là đoạn đường qua đèo Hải Vân.

Thành Điện Hải

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch.

グハンソン(Ngu Hanh Son)地区

グハンソン地区は、旧ダナン市の1つの区とホアヴァン県の2つの町村が基礎となり、クァンナム-ダナン省から分離し、中央政府に属する別管理の単位として設置されました。

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu