Về đăng ký thang lương, bảng lương

Công ty tôi được thành lập năm 2014 và đã đăng ký thang lương, bảng lương theo mức tiền cụ thể. Qua nhiều lần thay đổi mức lương tối thiểu vùng, công ty có thực hiện tăng lương cho người lao động nhưng chưa lấy ý kiến của tập thể người lao động và đăng ký lại thang lương bảng lương. Như vậy công ty có bị vi phạm pháp luật lao động không? 

Trả lời:

Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định:

“5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.”

Căn cứ quy định nêu trên, thì Công ty thực hiện tăng lương cho người lao động nhưng chưa lấy ý kiến của tập thể người lao động và đăng ký lại thang lương bảng lương là chưa đúng quy định pháp luật.

 Vì vậy, khi doanh nghiệp rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương thì phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai thang lương, bảng lương tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện) nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra.
 

Lĩnh vực Lao động và thang lương, bảng lương

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Về nội quy lao động của doanh nghiệp
Về đăng ký nội quy lao động của công ty con
Xây dựng nội quy lao động với nội dung lao động nữ
Về người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng
Bố trí thời gian làm việc cho lao động nữ mang thai
Quy định về phạt tiền trong nội quy lao động

Về việc lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động

Hiện nay, công ty tôi đang sử dụng 36 lao động làm việc trong ngành xây dựng, chưa thành lập tổ chức công đoàn. Như vậy, khi ban hành nội quy lao động, Công ty phải lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động như thế nào để hoàn chỉnh hồ sơ nội quy lao động?

Bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Tôi muốn hỏi về vấn đề xây dựng bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo luật thì được hưởng như thế nào theo quy định? Nếu hai người, một người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương như thế nào, là ngang nhau hay là người được nhiều hơn người được ít hơn?

Mức lương đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo

Doanh nghiệp tôi chưa rõ về vấn đề lao động qua đào tạo nghề, đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo thì có được gọi là người lao động qua đào tạo không? Tiền lương trả cho người lao động này như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định mức lương áp dụng cho trường hợp này.

Quy định về phạt tiền trong nội quy lao động

Hiện nay, công ty tôi đang xây dựng nội quy lao động. Để tăng cường kỷ luật lao động, công ty dự kiến quy định việc người lao động sẽ bị phạt 50 ngàn đồng cho mỗi lần đi làm trễ. Xin hỏi, quy đinh của công ty có đúng pháp luật hay không?

Về người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng

Hiện nay, công ty chúng tôi có người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng. Để có cơ sở xử lý kỷ luật lao động, công ty có quyền tạm dừng công việc của người lao động để điều tra hành vi vi phạm hay không? Thời gian tạm dừng là bao lâu và tiền lương tạm ứng cho người lao động trong thời gian này như thế nào?

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu