Bạch Mã kỳ ảo

Bạch Mã là phần cuối của dãy Trường Sơn và là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào,

 

Cách Huế 40 km về phía Nam. Bạn sẽ lên núi Bạch Mã bằng một trong hai cách: đi bộ hoặc đi xe hơi (dưới 24 chỗ) trên con đường nhỏ, hẹp, dài 20 km. Quả thật, nếu được phép phóng xe máy phân khối lớn tự mình chinh phục đỉnh núi cao 1.450 m này thì thật là thú vị, nhưng thật tiếc, điều đó đã bị cấm vì để bảo đảm an toàn cho du khách và không gây ô nhiễm môi trường.

Những biệt thự vừa được trùng tu, tôn tạo lại sẽ dành cho bạn một phòng ngủ đầy đủ tiện nghi. Ở trên đỉnh núi, bạn nhớ thức dậy thật sớm để có thể ngắm một bình minh rực rỡ với hình ảnh mặt trời, mây, gió và cỏ lau...

Đến Bạch Mã, bạn nhớ lần theo một chuỗi các đường mòn độc đáo chỉ dành cho những người yêu thích thiên nhiên hoang dã. Bạn có thể mất ít nhất một ngày để khám phá cho mỗi đường mòn mà không cần bất kỳ một thiết bị leo núi đặc biệt nào. Chỉ cần một đôi giày thể thao, tất vớ chống vắt và quan trọng là bạn có thích khám phá không…

Đó là các tuyến Đường mòn Trĩ Sao (dẫn bạn đến thác Trĩ Sao, ở đấy có rất nhiều chim trĩ sao đang sinh sống). Đường mòn thác Đỗ Quyên (dẫn đến đỉnh của thác Đỗ Quyên cao 300 m - nơi có rất nhiều hoa đỗ quyên nở vào tháng 3 và tháng 4). Đường mòn thác Ngũ Hồ (5 hồ nước trong xanh duyên dáng sẽ chờ đón bạn tắm mát trong những trưa hè). Đường mòn Hải Vọng Đài (cuối con đường này bạn đã ở độ cao 1.450 m. Từ đây bạn có thể nhìn thấy cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi nối tiếp ra tận biển Đông. Đây là đường mòn được yêu thích nhất tại Bạch Mã, đặc biệt với nhiều biệt thự đỗ nát - bằng chứng của một thời du lịch vàng son nơi đây).
Khí hậu của Bạch Mã rất đặc biệt. Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn 7-10 độ C so với những vùng lân cận. Đây cũng là một trong những vùng đất ẩm ướt nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 8.000 mm. Chính điều đó đã tạo nên thế giới sinh học phong phú và đa dạng của Bạch Mã với 2.147 loài thực vật và 1.493 loài động vật, trong đó có 27 loài thực vật và 66 loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam.

(Văn Hòa)

Con đường di sản

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh
Dọc đường di sản
Đà Nẵng trên con đường di sản (phần 2)
Cung đường qua nhiều di sản
Ra Sơn Trà lặn biển
Hội An, điểm đến tuyệt vời cho du khách MICE

Buffet làng chài

Thưởng thức hải sản tươi giữa không gian thoáng đãng tạo ấn tượng cho du khách dự buffet làng chài Hội An.

Cung đường qua nhiều di sản

Hai phần ba đoạn đường Hội An đi Mỹ Sơn, dọc theo bờ nam sông Thu Bồn với phong cảnh đẹp như tranh thuỷ mặc. Và đó cũng là cung đường chứa đựng bên trong một bề dày văn hoá lịch sử, di tích thuộc loại cổ xưa nhất của vùng Quảng Nam.

Đà Nẵng trên con đường di sản (phần 2)

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong bốn đô thị loại 1 của Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày 2-12, Sở Công Thương phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật thành phố tổ chức hội thảo "Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh". Tham dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết.

Dọc đường di sản

“Con đường di sản thế giới” trải dài theo bờ biển miền Trung, đi qua các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum , Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông, Lâm Đồng và đi qua 05 trong tổng số 06 di sản thế giới tại Việt Nam.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu